Những giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ:

Một phần của tài liệu tình trạng đô la hóa ở việt nam (Trang 32)

1. Các giải pháp hạn chế và khắc phục hiện tượng đôla hóa ở Việt Nam

2.3. Những giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ:

Cần tiếp tục cơ cấu tích cực mệnh giá đồng Việt Nam, phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế.

Các ngân hàng chỉ được phép cho vay đồng USD đối với những đốitượng có doanh thu trực tiếp và có khả năng chi trả bằng đồng USD.

Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ (như tăng lãi suất tiền gửi đồng nội tệ, tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng đồng ngoại tệ...) để tác động đến điều kiện thị trường nhằm làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn đôla Mỹ. Qua đó hạn chế xu hướng chuyển đổi từ đồng Việt Nam sang đôla Mỹ.

Chi trả bằng ngoại tệ ở Việt Nam, bao gồm tiền mặt hay chuyển khoản cũng không được phép, trừ duy nhất trường hợp trả chuyển khoản cho các tổ chức kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước cho phép tiếp tục thu ngoại tệ.

Việc chi trả cho người hưởng trong nước các khoản tiền như kiều hối, tiền lương, thu nhập từ xuất khẩu lao động... bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Việc này chỉ thực hiện bằng tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc chi trả bằng tiền Việt Nam.

Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại ngân hàng thương mại chỉ rút ra bằng tiền mặt ngoại tệ để cất giữ riêng hoặc để đưa đi nước ngoài chi tiêu.

Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu ngoại tệ trong nước. Cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa việc lưu thông và sử dụng đôla Mỹ, niêm yết giá bằng đôla Mỹ trên thị trường Việt Nam.

Quá trình kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hoá thành công là một tiền để cần thiết để Việt Nam có được một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Với sự mở cửa của khu vực tài chính trong những năm tới. và sự tự do hoá giao dịch tài khoản vốn, việc đạt được mục tiêu kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hoá là việc làm rất khó khăn. Muốn làm được cần phải có thời gian và có quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực mang lại lợi ích của hiện tượng đô la hoá trên thị trường Việt Nam không bị xoá bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của đôla hoá thì cần phải được kiềm chế, đẩy lùi và xoá bỏ.

KẾT LUẬN

Đôla hóa đã và đang lấn sâu vào nền kinh tế xã hội Việt Nam, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đất nước. Chính vì vậy không chỉ các chuyên gia kinh tế, các nhà lãnh đạo,… mà tất cả những người dân đặt biệt là giới trẻ đều cần phải có ý thức quan tâm đến vấn đề này, từ đó giúp mọi người hạn chế tư tưởng sính ngoại, chuộng dùng đôla và lạm dụng nhiều đôla vào đời sống hằng ngày. Qua đó sẽ làm cho đồng Việt Nam không bị thay thế và mất dần chỗ đứng ngay trên đất nước mình.

Với sự mở cửa của khu vực tài chính trong những năm tới, việc kìm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Muốn làm được cần phải có thời gian và quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực mang lại lợi ích của hiện tượng đôla hóa không bị xóa bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như là một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của đôla hóa thì cần phải kiềm chế, đẩy lùi và xóa bỏ. Và để hạn chế giảm tình trạng đôla hóa không phải có thể thực hiện trong thời gian ngắn, tuy nhiên trong bối cảnh tự do hóa tài chính và Việt Nam gia nhập WTO, thời gian này cần được rút ngắn nếu không nền kinh tế sẽ lâm vào tình trạng đô la hóa hoàn toàn, không còn khả năng bảo vệ trước những biến cố kinh tế, khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Hiện tượng đôla hóa ở Việt Nam trong những năm qua tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Đôla hóa đã tạo nên những tác động trái chiều đến nền kinh tế nước ta. Để có thể khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm của hiện tượng đô la hóa Chính Phủ Việt Nam cần phải có những chính sách và giải pháp hiệu quả hơn nữa.

Tóm lại với một nền kinh tế bị đôla hóa cao như Việt Nam hiện nay càng dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn với những thay đổi liên quan đến đồng đôla, cũng như các cú sốc kinh tế như sự dao động tăng lên hay giảm xuống của giá xăng dầu, giá vàng thế giới… Và lúc này ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác động trực

tiếp. Do đó, đôla hóa sẽ ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, với một nền kinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn thì việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ sẽ bị mất tính độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả như thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm pháp để tạo lòng tin với dân về giá trị VND; thực hiện kiên quyết quy định của pháp lệnh ngoại hối; thực hiện chính sách đa ngoại tệ; thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư, phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ trong nước để hấp thụ lượng ngoại tệ hiện có trong dân… nhằm mục đích giảm tỷ lệ đôla hóa.

Một phần của tài liệu tình trạng đô la hóa ở việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w