b. Thể hiện khác vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.
c. Nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính-Ngô Tử Văn-có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phác của mình.
d. Có ý nghĩa khuyên răng, GD con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.
*Trả lời*
Đáp án e. Ý kiến khác
Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là một chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nôi dung tư
tưởng của tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin của người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần (thế giới âm phủ), nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Nó cũng đồng thời thể hiện khác vọng công lí chưa
thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.
Đây là một bứơc ngoặc của câu chuyện, là chi tiết cần thiết nhằm đẩy mạnh kịch tính của truyện lên đến cao trào để nhân vật chính có dịp bộc lộ bản lĩnh và khí phách của mình. Nó cũng mang ý nghĩa khuyên răn, nhằm giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải,
*Truyện còn phơi bày hiện thực gì?*
Cũng qua sự việc này, truyện còn phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chịu oan ức; thánh thần ở cõi âm cũng tham của đút bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành; Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lí cũng bị lấp tai, che mắt.
Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là hình chiếu những bất công trong xã hội đương thời mà ở đó, điều nhất nhối nhất là bọn tham quan ô lại đã tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu gây bao đau khổ cho
người dân lương thiện. (các đền miếu lân cận vì tham của đút đều bênh vực cho hồn tên tướng giặc)
*Qua truyện có thể thấy lời nhắn nhủ gì từ tác giả?*
Hãy đấu tranh đến cùng chống cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng
**Kết quả**
**Qua câu chuyện trên ta thấy được kết quả gì?**
Cuộc đối tụng ở Minh Ti, Tử Văn đã chiến thắng.
Chính nghĩa và lẽ phải đã chiến thắng.
Sau khi chết hai ngày, Tử Văn được sống lại.
Cái đền cũ được dựng lại. Ngôi mộ của tên tướng Tàu bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám.
Tử Văn đã được tiến cử chức phán sự ở Đền Tản Viên. Thổ Công đựơc trở vể Miếu của mình.
**Chức phán sự là chức quan gì? Tại sao Tử Văn lại được nhậm chức quan này? **
- Chức phán sự là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng giúp việc cho người xử án- đó là chức quan thực hiện công lý.
- Tử Văn được nhậm chức quan này vì
**Việc nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên của Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?**
- Đó là một sự thưởng công xứng đáng, có ý nghĩa noi gương cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lý.