Bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

Một phần của tài liệu dạy học các tác phẩm thơ nguyễn khuyến, tú xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp tt (Trang 27)

3.3.2. Bài “Thương vợ” của Tú Xương

3.4. Tổ chức thực nghiệm

3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm 3.4.2. Dạy thực nghiệm 3.4.2. Dạy thực nghiệm

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo sát là giáo viên giáo viên

3.5.2. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo sát là học sinh

3.5.3. Đánh giá kết quả

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận

Dựa trên những lí thuyết tiếp cận tác phẩm văn chương của các xu hướng dạy học hiện đại, với đề tài: Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp, luận

văn đi sâu vào hướng dạy học tác phẩm văn chương bám sát thi pháp tác giả, thi pháp văn học trung đại. Đây là hướng dạy học đi sâu vào văn bản để tìm những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản, dựa trên những đặc trưng thi pháp thơ trung đại, thi pháp tác giả, từ hình thức nghệ thuật đó suy ra nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Cách dạy này góp phần làm thay đổi lối mòn trong cách dạy học văn truyền thống là luôn coi trọng phần nội dung của một tác phẩm văn học, có xu hướng biến tác phẩm văn học thành một giờ giảng đạo đức hay giờ bàn luận về những vấn đề lịch sử, văn hóa, xã hội mà coi nhẹ

hình thức nghệ thuật của tác phẩm, hoặc nếu có chú ý tìm hiểu thì cũng chưa thành một hệ thống và không có cơ sở lý thuyết về những đặc trưng nghệ thuật đó. Hơn nữa với hướng dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp, ngoài lợi ích là dạy học hiệu quả một tác phẩm cụ thể còn góp phần trang bị cho học sinh những tri thức về lý thuyết, hình thành năng lực cảm thụ văn chương, từ đó bồi dưỡng tình yêu đối với môn học này.

Để dạy học thành công bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương, luận văn đưa ra một số phương pháp dạy học

mang tính kết hợp như: phương pháp hình thức, phương pháp đọc sáng tạo, kết hợp một cách hợp lí với phương pháp xã hội học và so sánh văn học, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng dạy học. Trong các phương pháp này thì phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp đóng vai trò chủ đạo, quan trọng nhất. Các phương pháp dạy học này đã được vận dụng vào bài thiết kế giáo án và đã được kiểm chứng tính khả thi qua hoạt động dạy thực nghiệm.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo

- Tập huấn cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng thi pháp.

- Xây dựng rõ ràng tiêu chí hiệu quả của một giờ dạy văn bản nghệ thuật.

2.2. Đối với nhà trường

- Khuyến khích, động viên kịp thời đối với giáo viên.

- Tổ chức các cuộc hội thảo đề các giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng thi pháp.

- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thời gian nghiên cứu và áp dụng việc đổi mới phương pháp vào việc day học.

- Tích cực phát huy đổi mới dạy học tác phẩm văn chương theo hướng thi pháp.

- Thường xuyên dự giờ để trao đổi chuyên môn.

Một phần của tài liệu dạy học các tác phẩm thơ nguyễn khuyến, tú xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp tt (Trang 27)