KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI ĐƯA THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 54)

III.1. Kết luận:

Thực hiện Đề tài “Đưa thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Khánh Hòa” là giải pháp cơ bản và cần thiết tạo ra phương pháp cung cấp, trao đổi thông tin một cách hợp lý và phù hợp với tình hình mới giúp người dân có thể khai thác, sử dụng các nguồn thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn một cách đầy đủ và toàn diện; góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở các vùng nông thôn, thúc đẩy đổi mới nông thôn, giảm đói nghèo và lạc hậu.

Ứng dụng các giải pháp mới của công nghệ thông tin, kết hợp thực thi các phương pháp kết nối, tích hợp theo quy chuẩn nhằm tạo ra các sản phẩm cung cấp thông tin khoa học và công nghệ về nông nghiệp, nông thôn thuận lợi nhất để người nông dân có thể vận dụng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,…), quảng bá thương hiệu, kinh doanh nông sản,..., từng bước hình thành mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ về nông nghiệp và nông thôn xuyên suốt từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn.

Kết hợp thực hiện số hóa nguồn cơ sở dữ liệu, nguồn thông tin nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động cung cấp thông tin khoa học và công nghệ về cơ sở, cũng như đảm bảo tính hợp pháp của thông tin, dữ liệu và các yêu cầu về bản quyền thông tin.

Kết quả thực hiện Đề tài “Đưa thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Khánh Hòa” đáp ứng được mục tiêu đề ra, các sản phẩm của đề tài đảm bảo được yêu cầu về khối lượng và chất lượng:

- Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa tạo kênh cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Thư viện số nông nghiệp nông thôn được tích hợp trên Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa, chứa đựng các tài liệu số về khoa học và công

nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, được mô tả và biên mục theo các chuẩn của thư viện điện tử, phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng của người dân;

- 14 Điểm thông tin khoa học và công nghệ được xây dựng, tạo ra các địa điểm, kết hợp cung cấp các công cụ truy cập Internet phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin của người dân;

- 100 học viên được đạo tạo “kỹ năng sử dụng máy tính, Internet và thiết bị nghe nhìn” hình thành đội ngũ tuyên truyền nòng cốt ở tuyến cơ sở, giới thiệu cho người dân biết về các sản phẩm của Đề tài, kết hợp hướng dẫn hỗ trợ người dân trong việc truy cập, khai thác các thông tin trên Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa và Thư viện số.

- 02 dự thảo văn bản pháp lý liên quan: “Quy chế quản lý vận hành Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa” và “Quy chế duy trì, nhân rộng Điểm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” nhằm đảm bảo cho việc chuyển giao, tiếp nhận và áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý, vận hành và duy trì hoạt động ổn định của các sản phẩm Đề tài.

III.2. Kiến nghị:

III.2.1. Lựa chọn cơ quan, đơn vị tiếp nhận quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa và Thư viện số:

Thư viện số nông nghiệp, nông thôn được xây dựng và tích hợp trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Tam nông tỉnh Khánh Hòa, vì vậy việc chuyển giao quản lý, sử dụng Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa gắn liền với việc quản lý sử dụng Thư viện số nông nghiệp, nông thôn.

Hiện nay, Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa đã vận hành chính thức về mặt kỹ thuật và đã ký hợp đồng thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng kỹ thuật, dữ liệu và an toàn an ninh thông tin (trong vòng 02 năm). Tuy nhiên, do điều kiện chuyên môn, nên các chuyên mục hiện tại có thể còn thiếu và thông tin cung cấp trên Cổng chỉ là mang tính chất thử nghiệm vì lý do:

- Chưa có cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, vận hành để đảm nhận việc lập hồ sơ đăng ký để được cấp giấy phép hoạt động trên Internet.

- Chưa có đội ngũ quản trị hệ thống, đội ngũ biên tập, cập nhật thông tin cũng như thực hiện các dịch vụ khác trên Cổng.

Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu tiếp nhận từ việc chuyển giao, thu thập sau khi được cập nhật trên Thư viện số vẫn chưa được biên tập nội dung đầu đủ (nhóm thực hiện Đề tài biên tập mang tính tương đối).

Vì vậy, để Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa (được hiểu là bao gồm Thư viện số) được hoạt động chính thức trên Internet cần phải thực hiện chuyển giao hệ thống này cho một cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý chuyên môn để thực hiện công tác quản lý, sử dụng và thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan.

Cơ quan chủ trì thực hiện Đề tài - Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa đề xuất lựa chọn 1 trong 2 cơ quan được chuyển giao quản lý sử dụng Cổng thông tin điện tử và Thư viện số như sau:

a. Ưu tiên 1: Đề xuất Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa là cơ quan được tiếp nhận bàn giao quản lý, sử dụng Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa và Thư viện số. Lợi thế của phương án này là Hội Nông dân tỉnh có lực lượng cán bộ chuyên môn để thực hiện việc thu thập thông tin (có đầu mối xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở), cung cấp và trao đổi thông tin liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với chức năng “chăm lo bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân, tổ chức, các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống”. Nếu được chuyển giao quản lý Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa, Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa sẽ không phải thực hiện đầu tư xây dựng Trang thông tin điện tử cho Hội (theo kế hoạch phát triển của Hội đến năm 2015), vừa giảm được nguồn chi phí đầu tư trùng lắp, vừa có thể tiếp cận được giải pháp công nghệ mạnh mẽ của Cổng (công nghệ Portal, khác so với xây dựng một Trang thông tin điện tử cung cấp thông tin thông thường).

Vấn đề hạn chế hiện nay của Hội Nông dân tỉnh là cần tuyển dụng hoặc đào tạo chuyên môn về công nghệ thông tin cho đội ngũ làm công tác quản trị hệ thống Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa và Thư viện số.

b. Ưu tiên 2: Đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa là cơ quan được tiếp nhận bàn giao quản lý, sử dụng Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về: nông nghiệp, lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi và phát triển nông thôn, phòng chống lụt bão; an toàn nông sản, lâm sản, thủy sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường,… Nếu trường hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tiếp nhận, Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa sẽ phát triển mạnh về khả năng thực hiện công tác tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách, các hoạt động, các thông tin liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Trang thông tin điện tử của Sở, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc bố trí nhân lực để thực hiện quản lý, vận hành đồng thời hai ứng dụng này.

Việc lựa chọn cơ quan tiếp nhận quản lý, sử dụng Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa và Thư viện số đề xuất cần phải tổ chức các cuộc họp để thảo luận và thống nhất. Riêng đối với định hướng thành lập Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ (theo dự kiến) và các yêu cầu kỹ thuật liên quan, đề xuất cần khoảng từ 03 - 05 cán bộ thường trực để thực hiện công việc: quản trị hệ thống các ứng dụng, tiếp nhận và xử lý thông tin, biên tập nội dung và đăng tải thông tin. Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện việc quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa do đó sẽ là bộ phận trực thuộc quản lý bởi cơ quan sẽ được chuyển giao Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa.

III.2.2. Công tác chuyển giao các sản phẩm của Đề tài:

Sau khi được lựa chọn, cơ quan tiếp nhận quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa và Thư viện số sẽ được Sở Thông tin và

Truyền thông – cơ quan chủ trì thực hiện Đề tài chuyển giao toàn bộ các sản phẩm của Đề tài, bao gồm:

a. Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa (bao gồm cả Thư viện số): - Chuyển thay đổi tên cơ quan chủ quản trong các hợp đồng, tài liệu liên quan đến các dịch vụ như thuê máy chủ, thuê hosting, bảo hành, bảo dưỡng kỹ thuật Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa.

- Hỗ trợ hướng dẫn việc lập hồ sơ đăng ký để cấp giấy phép hoạt động chính thức trên Internet.

- Đào tạo công tác quản trị hệ thống, các thao tác xử lý thông tin, biên tập, đăng tải thông tin. Cung cấp và cài đặt phần mềm quản lý Thư viện số; hướng dẫn thao tác xử lý thông tin, tài liêu trong phần mềm và các yêu cầu khác (có bao gồm cung cấp và bàn giao toàn bộ các tài liệu hướng dẫn quản lý, sử dụng liên quan).

- Hỗ trợ hiệu chỉnh hoặc bổ sung các chuyên mục, các nội dung thông tin trên Cổng đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu của cơ quan được chuyển giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hỗ trợ, hướng dẫn việc biên tập tài liệu đã có trong Thư viện số để đảm bảo đúng chuyên môn (các tài liệu này đã được biên tập từ nhóm thực hiện Đề tài – đây là nội dung không nằm trong hạng mục kinh phí thực hiện Đề tài).

- Và thực hiện hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật sau chuyển giao (nếu có yêu cầu).

b. 14 Điểm thông tin khoa học và công nghệ:

Các Điểm thông tin khoa học và công nghệ hiện tại đặt tại các điểm Bưu điện văn hóa xã do Bưu điện tỉnh Khánh Hòa thực hiện quản lý. Tuy nhiên, với chức năng hoạt động của Điểm thông tin khoa học và công nghệ, cần thiết phải chuyển giao quản lý Điểm thông tin khoa học và công nghệ cho cơ quan quản lý hoạt động Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa. Đề xuất, cơ quan quản lý vận hành Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa và Bưu điện tỉnh tổ

chức các buổi họp để thống nhất cơ chế quản lý hoạt động của Điểm thông tin khoa học và công nghệ.

c. Dự thảo các văn bản pháp lý liên quan đến việc tổ chứ quản lý vận hành các sản phẩm của Đề tài:

Sau khi xác định được cơ quan quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ bàn giao các văn bản dự thảo “Quy chế quản lý vận hành Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa” và “Quy chế duy trì, nhân rộng Điểm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” (các file điện tử) cho cơ quan chủ quản.

Nhóm thực hiện Đề tài sẽ tiếp tục hỗ trợ cơ quan chủ quản trong quá trình lấy ý kiến góp, bổ sung, hiệu chỉnh các Quy chế, để sớm hoàn thiện và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ban hành.

III.2.3. Duy trì và mở rộng hoạt động của Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa và Thư viện số nông nghiệp nông thôn:

Cơ quan được lựa chọn quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa và Thư viện số có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành ổn định hoạt động của Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa và Thư viện số, bao gồm các nội dung chính:

- Tổ chức nhân sự Ban Biên tập, quản trị hệ thống, cộng tác viên,..

- Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí và triển khai các nhiệm vụ duy trì hoạt động của Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa và Thư viện số: thu thập, biên tập, đăng thông tin, trao đổi thông tin, xây dựng các chuyên mục mới theo nhu cầu, thuê bao đường truyền, duy trì tên miền, thu thập cập nhật tài liệu số vào Thư viện số, số hóa tài liệu,...

- Việc tổ chức, quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa được thực hiện theo Quy chế do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành.

- Xây dựng kế hoạch phát triển, nâng cấp mở rộng hoạt động Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa và Thư viện số. Đặc biệt, căn cứ vào điều kiện của cơ quan và tình hình sử dụng thực tế Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa, Thư viện số và Điểm thông tin khoa học và công nghệ đề xuất xây dựng Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn:

Với khả năng mở rộng và định hướng phát triển trong tương lai, Đề tài “Đưa thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Khánh Hòa” có thể được xem là giai đoạn 1 của lộ trình phát triển hình thành Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Nếu được thành lập, Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ là bộ phận trực thuộc quản lý của cơ quan quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa. Nguồn nhân lực thực hiện quản lý hoạt động Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn là đội ngũ cán bộ phục trách quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa, được chuẩn bị từ khi xác định là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa.

Sở Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện việc hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn về công nghệ thông tin khi có đề xuất từ phía cơ quan chủ quản Cổng thông tin điện tử Tam nông Khánh Hòa.

III.2.4. Duy trì và nhân rộng Điểm thông tin khoa học và công nghệ:

a. Hiện tại, 14 Điểm thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai tại 14 Điểm bưu điện văn hóa xã, trong đó có 13/14 Điểm thông tin khoa học và công nghệ là trùng với 13 điểm triển khai của dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” (do Quỹ Bill&Melinda Gates tài trợ).

Hiện nay, việc kết nối truy cập Internet từ máy tính của Đề tài được thực hiện riêng lẻ thông qua thiết bị USB 3G, trường hợp hết tiền trong tài khoản

thuê bao 3G cần phải có kinh phí để tiếp tục duy trì tài khoản này. Để duy trì hoạt động ổn định các Điểm thông tin khoa học và công nghệ, đề xuất phương án như sau:

- Thực hiện kết nối máy tính do Đề tài trang bị với hệ thống mạng do Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” tại 13 Điểm thông tin khoa học và công nghệ để đảm bảo việc truy

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI ĐƯA THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 54)