Chuyển hóa vật chất bằng enzyme không hòa tan

Một phần của tài liệu công nghệ enzyme trong xúc tác (Trang 26)

3. ENZYME CỐ ĐỊNH

3.1.2. Chuyển hóa vật chất bằng enzyme không hòa tan

Enzyme không hòa tan hay enzyme cố định được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng

Theo nghĩa hẹp: enzyme không hòa tan là những enzyme được đưa vào những pha riêng rẽ, pha này được tách riêng với pha dung dịch tự do. Pha enzyme không hòa tan trong nước và được gắn với những polimer ưa nước có trọng lượng phân tử lớn

Theo nghĩa rộng: các chất xúc tác cố định là các enzyme, tế bào ở trạng thái sống ở trạng thái cho phép sử dụng lại. Như vậy, theo nghĩa rộng enzyme không hòa tan bao gồm cả enzyme được cố định vào một chất mang, bao gồm cả enzyme có trong cơ thể sống được cố định trong các bình phản ứng sinh học có gắn kết một chất mang cho phép ta sử dụng nhiều lần.

Enzyme không hòa tan hay còn gọi là enzyme cố định thường là những enzyme hòa tan được gắn vào một chất mang bằng nhiều kỹ thuật khác nhau. Nhờ quá trình này mà enzyme từ trạng thái hòa tan chuyển sang dạng không hòa tan. khi chuyển từ trạng thái hòa tan sang trạng thái không hòa tan, enzyme không hòa tan có những ưu điểm sau:

Enzyme không hòa tan có thể được sử dụng nhiều lần, hoạt tính của enzyme không hòa tan ít bị thay đổi trong những lần tái sử dụng. Đặc điểm này của enzyme không hòa tan có ý nghĩa rất lớn trong kỹ thuật, nhờ đó ta có thể tái sử dụng nhiều lần và sẽ làm giảm chi phí cho việc sản xuất enzyme. Đây là ưu điểm lớn nhất của việc thu nhận và ứng dụng enzyme không hòa tan.

Enzyme không hòa tan không lẫn vào sản phẩm cuối của phản ứng enzyme, do đó chúng ta không phải chi phí cho việc tách enzyme ra khỏi sản phẩm. Sản phẩm cuối thu được sẽ coi như sản phẩm tương đối sạch.

CÔNG NGHỆ ENZYME

Từ 2 đặc điểm trên cho thấy sử dụng enzyme không hòa tan có ý nghĩa kinh tế hơn sử dụng enzyme hòa tan nhiều lần.

Một phần của tài liệu công nghệ enzyme trong xúc tác (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)