II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH:
4/ Nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái. - Kinh tế:
+ Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người + Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
+ Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du. - Sinh thái:
+ Chống xói mòn đất
+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
b) Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều: Có 3 loại rừng:
-Rừng phòng hộ: gần 7 triệu ha, có tác dụng lớn đối với việc điều hòa dòng chảy, chống lũ, chống xói mòn, ở ven biển miền Trung còn chắn cát bay.
-Rừng đặc dụng: bảo tồn động thực vật quý hiếm, phát triển du lịch, cân bằng sinh thái… -Rừng sản xuất: 5,4 triệu ha, tạo ra nhiều giá trị kinh tế.
c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp:
-Trồng rừng: có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ. Hàng năm trồng khoảng 200.000 ha rừng tập trung.
-Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: khai thác hàng năm khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre, 100 triệu cây nứa.
-Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…công nghiệp bột giấy và giấy đang được phát triển, lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) và Liên hợp giấy Tân Mai (Đồng Nai).
-Các vùng có diện tích rừng lớn: Tây Nguyên, BTB,… -Rừng còn được khai thác cung cấp gỗ củi, than củi.
TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
I.Kiến thức trọng tâm: 1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:
- Nhân tố TN: + Nền chung
+ Chi phối sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp cổ truyền.
- Nhân tố KT-XH: chi phối mạnh sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp hàng hoá.