* Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và cơ quan tài chính cấp trên về mọi hoạt động thu, chi, quản lý tài sản, tài chính của Công ty theo chính sách và pháp luật hiện hành. Quản lý và điều hành
Kế toán thanh toán, theo dõi công nợ Thủ quỹ Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ, công cụ dụng cụ, kho hàng Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
Kế toán các đội sản xuất ( kế toán chuyên quản)
cán bộ, nhân viên trong phòng và mọi công việc liên quan đến hoạt động tài chính kế toán hàng ngày. Kiểm duyệt, chấp nhận chứng từ gốc từ các cơ sở nộp lên, kiểm soát toàn bộ chứng từ theo hệ thống phân bổ, xem xét việc định khoản của các phần hành kế toán khác có đúng về tài khoản và số tiền hợp pháp hay không sau đó vào sổ cái tổng hợp.
* Kế toán TSCĐ, công cụ dụng cụ, kho hàng: Theo dõi tình hình sử dụng các loại công cụ dụng cụ, TSCĐ tại các bộ phận sản xuất, tình hình mua mới, thanh lý máy móc, thiết bị, tính chi phí về công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ sau mỗi quá trình sản xuất để đa vào các khoản chi phí. Căn cứ vào chứng từ mua vào và giấy tờ đề nghị xuất kho viết phiếu nhập, phiếu xuất kho, từ đó vào thẻ kho. Cuối tháng lập bảng nhập xuất tồn vật tư, hàng hoá.
* Kế toán thanh toán, theo dõi công nợ: Tập hợp kiểm tra, đối chiếu và thực hiện thanh toán các chứng từ phát sinh, mở sổ, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế tại đơn vị. Căn cứ vào hoá đơn chứng từ vào sổ theo dõi các khoản phải thu, phải trả với các khách hàng. Cuối tháng đối chiếu với công nợ.
* Kế toán tiền lương và BHXH: Tính toán đầy đủ, chính xác tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp BHXH, thanh toán kịp thời tiền lương cho công nhân viên, theo dõi tình hình trích và sử dụng quỹ BHXH.
* Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt phải có chứng từ hợp lệ chứng minh. Chứng từ phải có chữ ký của Giám đốc Công ty và kế toán trởng. Sau khi đã kiểm tra chứng từ hợp lệ, kế toán tiền mặt tiến hành viết phiếu thu, chi và giữ lại các chứng từ có chữ ký của người nộp tiền hoặc nhận tiền. Cuối ngày căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã thực hiện để ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ. Khi nhận được chứng từ ngân hàng, kế toán phải đối chiếu với chứng từ gốc đính kèm, thông báo ngân hàng để đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời các khoản chênh lệch nếu có. Mở sổ chi tiết ngân hàng và cập nhật hàng ngày.
* Thủ quỹ: Thanh toán các chứng từ thu, chi khi đã được Giám đốc, kế toán trởng ký duyệt, quản lý quỹ của Công ty.
Công ty Dịch Vụ Truyền Thanh Truyền Hình Hà Nội áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC, ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Niên độ kế toán của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ của doanh nghiệp là VNĐ
Phương pháp kế toán tài sản cố định: Đánh giá TSCĐ theo nguyên tắc nguyên giá, phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song. Kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê thường xuyên.
II. Thực trạng công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.
1.Hình thức tiền lương áp dụng tại công ty. 1.1.Sử dụng quỹ tiền lương
Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, không dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dồn quỹ tiền lương dự phòng quá lớn cho năm sau. Căn cứ vào tình hình thực tế của công ty và tổng quỹ lương được Sở lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt cho năm 2006, tổng quỹ lương được chia ra :
- Quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động : 90% tổng quỹ lương - Quỹ khen thưởng đối với người lao động có năng suất, chất lượng cao,
- Quỹ khuyến kích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao tay nghề giỏi: 2%
- Quỹ dự phòng cho năm sau: 4% 1.2. Nguyên tắc trả lương
Do đặc thù của từng đơn vị trong Công ty, tiền lương hàng tháng của CBCNV toàn Công ty được trả theo các phương pháp sau: Tiền lương theo thời gian, theo mức độ phức tạp công việc, theo định mức đơn giá của các hạng mục công việc. Ngoài tiền lương hàng tháng, CBCNV của từng đơn vị còn được hưởng các khoản phụ cấp khác nếu có (tiền công tác phí, tiền thưởng năng suất )Việc áp dụng hình thức trả lương nay nhằm mục đích:
Nâng cao hiệu quả công tácquản lý, nâng cao kỷ luật lao động, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động.
Bảo đảm dân chủ công khai, phân phối kết quả lao động hợp lý giữa các bộ phận lao động, khuyến khích cán bộ nhân viên hăng hái hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, đồng thời đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động theo quy định hiện hành.
2. Cách tính tiền lương, thưởng và BHXH 2.1. Cách tính lương.
2.1.1Tiền lương cho khối gián tiếp và phục vụ
Bao gồm: Phòng Hành chính – Tổ chức, phòng Kế toán – Tài chính, phòng Kế hoạch và Quản lý kỹ thuật công trình.
Lương thán g = Hệ số công việc * Giá trị của một hệ số + Hệ số thâm niên * Giá trị của một hệ số thâm niên + Hệ số phụ cấp trách nhiệm * Tiền lương tối thiểu + Phụ cấp khác (nếu c ó ) Trong đó :
- Hệ số công việc : Căn cứ công việc được giao,trình độ để xác định hệ số.
- Giá trị của một hệ số: Được tính bằng mức lương bình quân của khối sản xuất trong toàn Doanh Nghiệp
- Hệ số thâm niên: Căn cứ vào thời gian công tác 5 năm = 1 bậc ( tính chẵn cho số năm/ bậc)
+ Đối với lao động nam: Từ năm thứ 31 trở đi cứ thêm 1 năm công tác được tính 0,2.
+ Đối với lao động nữ : Từ năm thứ 26 trở đi cứ thêm 1 năm công tác được tính 0,2.
- Giá trị của một hệ số thâm niên được tính dựa trên cơ sở xếp hạng Doanh nghiệp và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.( Hiện nay là 545000:6 )
Chức vụ Hệ số công việc Hệ số phụ cấp trách nhiệm Phụ cấp điện thoại Giám đốc 3,5 0,6 200.000 Phó giám đốc 3,0 0,5 200.000 Trưởng phòng 2,6 0,4 150.000 Phó phòng 2,0 0,3 100.000 Tổ trưởng 1,6 0,1 Nhân viên: -Trình độ Đại học 1,4 - Trình độ Cao Đẳng 1,3 - Trình độ Trung cấp 1,2
Ví dụ 1: Chị Lại Thị Bích là Trưởng phòng Kế toán – Tài Chính , hệ số thâm niên công tác là1,8 . Trong tháng 3/2008 số tiền lương chị được lĩnh là:
2,6*1,679,015+1,8 *545000/6+0,4*540.000 +150.000 =4.894.939
1,679,015 là mức lương bình quân khối trực tiếp ( Xem biểu số 11) 2.1.2Tiền lương cho khối sản xuất, kinh doanh
2.1.2.1 Tiền lương ở Trung Tâm QL Mạng và Chăm Sóc Khách Hàng
- Công ty Dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội mang đặc thù riêng của ngành kinh doanh dịch vụ. Hiện nay, Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là thực thi dự án truyền hình cáp hữu tuyến (CATV). Số công nhân trực tiếp sản xuất chủ yếu tại Trung tâm QL mạng và SCKH CATV. Nhân lực của Trung tâm gồm 1giám đốc trung tâm, 1 phó giám đốc trung tâm, 1 phòng QT-HC, 6 đội sản xuất trực tiếp phân bố tại các địa bàn khác nhau trên TP Hà Nội, và 1 đội cáp quang. Mỗi đội có đội trưởng, đội phó, 2 tổ trưởng và 1 hành chính đội.
- Hàng ngày, hành chính đội tại mỗi đội căn cứ vào tình hình thực tế của đội mình để chấm công cho từng người trong ngày bảng chấm công hoặc ngừng nghỉ của mỗi cán bộ công nhân viên trong đội mình, đặc biệt phải ghi rõ nguyên nhân nghỉ việc theo các quy định trong bảng chấm công. Cuối tháng hành chính đội và đội trưởng ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH…về phòng QT-HC, kế toán chuyên quản sẽ kiểm tra,đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH, lập bảng thanh toán tiền lương. Sau đó bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, và các chứng từ có liên quan sẽ được đưa lên phòng Kế toán – Tài chính của công ty