MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY TƯ VẤN & THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tình hình thực tế và công tác kế toán tscđ ở công ty tư vấn & thiết kế kiến trúc việt nam (Trang 45)

TSCĐ Ở CÔNG TY TƯ VẤN & THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

1.Về cách phân loại

Hiện nay ở Công ty đang tiến hành phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật và nguồn hình thành. Như vậy sẽ không thấy rõ được kết cấu TSCĐ đang sử dụng như thế nào? TSCĐ đang dùng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cơ bản hay ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản cũng chưa thấy rõ.

Theo cách phân loại này Công ty chưa thấy được tỷ lệ TSCĐ hư hỏng chỉ thanh lý là bao nhiêu, nhiều hay ít so với tổng nguyên giá TSCĐ để có phương hướng đầu tư mới. Để khắc phục được vấn đề này thì cùng với việc phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật và nguồn hình thành, Công ty nên tiến hành phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế và tình hình sử dụng.

Nếu tình hình phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế thì toàn bộ TSCĐ ở Công ty được chia làm 2 loại:

TSCĐ dùng trong xây dựng kinh doanh cơ bản và TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản. Phân loại TSCĐ theo cách này giúp người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ theo công dụng kinh tế, nắm bắt được trình độ trang bị kỹ thuật trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ và tính khấu hao chính xác. Hơn nữa theo cách phân loại này nhà quản lý còn có thể thấy

rõ được TSCĐ dùng trong và ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản để đưa ra các phương hướng đầu tư đáp ứng nhu cầu đỏi hỏi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thực tế việc mua sắm xây dựng những TSCĐ đều phải chi ra bằng tiền tức là việc mua sắm TSCĐ trước hết phải có một số vốn ứng trước. Thực tế nguồn vốn Công ty chủ yếu là đi vay nếu Công ty không xây dựng được kế hoạch đầu tư đúng lúc kịp thời và đầu tư không đúng công dụng kinh tế sẽ bị lãng phí rất nhiều, thậm chí mất cả cơ hội kinh doanh khi bị thiếu hụt vốn do việc đầu tư sai lệch.

Việc phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng giúp nhà quản lý phân tích điều tra đánh giá tiềm lực cần khai thác, thấy được tý lệ TSCĐ không dùng do hư hỏng hoạc đang chờ thanh lý .Mặt khác ta có thể thấy được số lượng TSCĐ đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là bao nhiêu, đã đủ chưa và năng suất hoạt động là nhiều hay ít... để có phương hướng điều chỉnh cho thích hợp.

Vì vậy việc phân loại TSCĐ ở công ty có thể tiến hành thông qua bảng sau (trang bên).

Dựa vào bảng phân loại này chúng ta có thể thấy ngay:

Nhìn vào: Phần A: TSCĐ đang dùng: căn cứ tình hình thực tế của việc sử dụng TSCĐ để ghi dòng này.

Phần B: TSCĐ không dùng chờ thanh lý. Căn cứ vào những TSCĐ

bị hư hỏng không dùng được hoặc những TSCĐ không còn hữu ích đối với việc sản xuất kinh doanh của công ty đang chờ thanh lý ghi vào dòng này. + Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế (nhìn vào phần I và II)

I. TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản. II.TSCĐ dùng ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản.

+ Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật (nhìn vào phần 1, 2, 3, 4).

1. Nhà cửa vật kiến trúc (cả nhà xưởng phục vụ sản xuất và trụ sở công ty).

2. Máy móc thiết bị. 3. Phương tiện vận tải. 4. Trang bị văn phòng.

+ Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành (nhìn vào cột nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ và cột giá trị còn lại) chúng ta sẽ thấy được TSCĐ phân loại theo nguồn hình thành.

2. Về kế toán chi tiết TSCĐ .

+ Từ thẻ và sổ kế toán chi tiết công ty nên lập bảng chi tiết TSCĐ nhằm kiểm tra đối chiếu số liệu với sổ cái, dễ dàng phát hiện sai sót và chữa sổ theo quy định tài chính hiện hành.

Cơ sở lập bảng chi tiết TSCĐ là sổ chi tiết các TK, chứng từ ghi sổ.

Mẫu:

BẢNG CHI TIẾT TSCĐ

TK 211- TSCĐ hữu hình

TT Loại TSCĐ Dư đầu qúyNợ Có Phát sinh trong qúyNợ Có Dư cuối qúyNợ Có

1 Nhà cửa vật kiến trúc2 Máy móc, thiết bị. 2 Máy móc, thiết bị. 3 Phương tiện vận tải. 4 Dụng cụ quản lý 5 TSCĐ khác

Cộng -

3. Về kế toán chi tiết khấu hao TSCĐ.

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ phải được lập theo quy định hiện hành thể hiện được số khấu hao đã trích tháng trước, số khấu hao TSCĐ tăng trong tháng số khấu hao TSCĐ giảm trong tháng số khấu hao TSCĐ phải trích tháng này.

Có như vậy người xem mới hiểu rõ được nội dung của bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ đồng thời nó đúng với vị trí quy định của Bộ Tài chính ban hành.

Mẫu lập như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp công ty hạch toán theo qúy thì căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao của ba tháng trong qúy để lập bảng tính và phân bổ khấu hao qúy.

Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho nên không có nguồn bù đắp cho các chi phí sửa chữa phát sinh vì vậy khi phát sinh kế toán tập hợp vào 2413- sửa chữa lớn TSCĐ. Theo định khoản:

Nợ TK 2413

Có TK liên quan.

Sau đó quyết toán số chi phí sửa chữa lớn này theo từng trường hợp.

+ Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị lớn và liên quan nhiều kỳ sản xuất, khi có chi phí sửa chữa lớn hình thành được quyết toán, kế toán kết chuyển vào chi phí trả trước:

Nợ TK 142(1421) Có TK 2413

Sau đó phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh có liên quan đến hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ.

Nợ TK 627, 642 Có TK 1421

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây kinh tế thị trường đã trở thành đòn bẩy hết sức hữu hiệu đối với sự vận động của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế mở “chính vì vậy mà điều quyết định trước tiên đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đó là sự uy tín và chất lượng sản phẩm. Có được như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và có được thị phần của mình trên thị trường.

Song để tạo được điều đó chúng ta cần phải có một dây chuyền công nghệ tiến tiến, máy móc thiết bị hiện đại cùng với sự quản lý tốt công tác sản xuất kinh doanh. Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế đắc lực, có hiệu quả nhất. Và kế toán TSCĐ là khâu quan trọng trong công tác kế toán doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp xây dựng.

Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và qua thời gian thực tập tại Công ty Tư vấn & Thiết kế kiến trúc Việt Nam em đã nhận thức được rằng đi đôi với việc học tập nghiên cứu lý luận thì việc tìm hiểu thực tế là một giai đoạn hết sức quan trọng.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của các anh chị và cô chú phòng tài chính kế toán của công ty cảm ơn thầy giáo Phạm Đức Cường đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện công tác kế

toán TSCĐ ở Công ty Tư vấn & Thiết kế kiến trúc Việt Nam ” em mong rằng

trong thời gian tới Công ty sẽ gặt hái được nhiều thành tích cao hơn.

Một phần của tài liệu tình hình thực tế và công tác kế toán tscđ ở công ty tư vấn & thiết kế kiến trúc việt nam (Trang 45)