DÙNG DẠY HỌC

Một phần của tài liệu giáo án tuần 23 (Trang 29 - 33)

- Vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- GV cho HS đọc, viết các số: 30, 60, 90, 40. - GV nhận xét.

2. Dạy học bài mới

a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp

b. Hướng dẫn làm bài tập

HS làm bài vào vở bài tập Bài 1:Nối (theo mẫu) - HS nêu yêu cầu.

- HS quan sát mẫu và tự làm bài. GV giúp đỡ hs yếu. - HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.

- GV củng cố cách đọc viết số tròn chục. Bài 2: Viết (theo mẫu)

- HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn mẫu:

H: 50 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (50 gồm 5 chục và 0 đơn vị). - Các bài khác tương tự HS tự làm bài. GV giúp đỡ hs yếu.

- Gọi hs lên bảng chữa bài - HS, GV nhận xét.

- GV yêu cầu hs đọc đồng thanh cấu tạo các số tròn chục.

Bài 3:- HS nêu yêu cầu: a, Khoanh vào số bé nhất: 60, 30, 50, 90, 40 b, Khoanh vào số lớn nhất: 40, 70, 20, 80, 50 - GV hướng dẫn hs so sánh các số để tìm ra số bé nhất và số lớn nhất. - HS làm bài. GV quan sát, giúp đỡ hs yếu.

- Gọi hs trả lời miệng kết quả. - HS, GV nhận xét.

Bài 4: - GV yêu cầu hs: Hãy quan sát các số ghi trong các hình và viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn; từ lớn đến bé.

- HS tự làm bài. - Gọi hs lên chữa bài. - GV, hs nhận xét.

Bài 5: - GV nêu yêu cầu: Điền số tròn chục thích hợp vào ô trống - HS tự làm bài.

- HS, GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV củng cố nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài sau: cộng các số tròn chục.

Mĩ thuật

VẼ CÂY ĐƠN GIẢN

(GV hoạ dạy)

Học vần VẦN: uât - uyêt

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Học sinh đọc và viết được: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh. - Đọc được từ và câu ứng dụng: Những đêm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đất nước ta tươi đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng tranh SGK bài 101. - Bộ thực hành Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 2 học sinh đọc bài 100 - Cả lớp viết từ: tuần lễ

2. Dạy học bài mới:

TIẾT 1

* Giới thiệu bài: Thông qua tranh minh hoạ. GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần uât, uyêt

- GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo.

* Dạy vần:

Vần uât a. Nhận diện:

- GV gắn vần uât lên bảng cài

- GV yêu cầu HS quan sát vần uât trên bảng và nhận xét cấu tạo vần uât

H: Vần uât gồm mấy âm ghép lại? + HS: 3 âm u, â, t

- GV yêu cầu: Hãy ghép vần uât? + HS ghép vần uât

b. Phát âm, đánh vần:

- GV yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét. + HS yếu đọc lại u - â - tờ - uât/ uât

+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.GV nhận xét chỉnh sửa lỗi phát âm

- GV yêu cầu HS ghép tiếng xuất, từ sản xuất và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.

+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.

- HS khá, giỏi đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu. - Yêu cầu HS đọc lại: uât – xuất – sản xuất

+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)

- GV kết hợp hỏi HS phân tích vần, tiếng, từ.

c. Viết:

Viết vần đứng riêng

- GV viết mẫu vần uât vừa viết, vừa hướng dẫn quy trình. - Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.

Viết tiếng và từ

- GV viết mẫutừ: sản xuất

- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa x uât đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh sắc, viết đúng khoảng cách giữa các chữ. - HS viết vào bảng con.GV nhận xét

Vần uyêt

(Quy trình dạy tương tự vần uât)

Lưu ý:

Nhận diện:

- GV gắn vần uyêt lên bảng, yêu cầu HS phân tích cấu tạo vần uyêt

- HS đọc trơn và nhận xét vần uyêt gồm 3 âm: u, yê, t

GV yêu cầu hs so sánh vần uât uyêt ?

+ Giống nhau âm đầu vần và âm cuối vần (u – t). + Khác nhau âm giữa vần ( â – yê).

Đánh vần:

- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc

- HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc + HS đọc cá nhân (nối tiếp)

+ Đọc đồng thanh

- Ghép tiếng, từ: duyệt, duyệt binh

- HS đọc lại kết hợp phân tích vần, tiếng, từ

Viết:

- GV lưu ý cách viết các nét nối từ d sang vần uyêt và vị trí viết dấu thanh nặng, khoảng cách giữa các chữ.

d. Đọc từ ngữ ứng dụng:

- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.

- GV gọi 3 - 4 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới - HS đọc cá nhân: đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- GV gợi ý cho HS tìm hiểu nghĩa các từ: luật giao thông, nghệ thuật, băng tuyết, tuyệt đẹp (bằng lời).

- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).

TIẾT 2* Luyện tập: * Luyện tập:

a. Luyện đọc:

- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)

+ GV nhận xét chỉnh sửa.

- Đọc câu ứng dụng: Những đêm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi.

+ Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc. HS cả lớp nhẩm đọc.

+ 3 HS khá đọc lại. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.

+ GV gọi 1 số HS đọc lại đoạn thơ ứng dụng đó. H: Tìm tiếng có vần vừa học trong đoạn thơ trên? + HS: khuyết và kết hợp phân tích tiếng

- GV nhận xét.

b. Luyện viết:

- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết in bài 101 - HS viết bài.

- GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. - Thu chấm bài và nhận xét.

c. Luyện đọc:

- Yêu cầu 2 – 3 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Đất nước ta tươi đẹp

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi dựa theo câu hỏi gợi ý của GV.

- GV quan sát giúp các nhóm nói đúng chủ đề. - Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần uât, uyêt vừa học. - Về chuẩn bị bài 102.

Một phần của tài liệu giáo án tuần 23 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w