Công ty cần tận dụng triệt để chi phí cơ hội của tiền Bởi nếu Công ty để tiền quá nhiều tại quỹ thì sẽ vừa mất công bảo quản lại vừa mất chi phí giữ tiền.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ (Trang 37 - 41)

tiền quá nhiều tại quỹ thì sẽ vừa mất công bảo quản lại vừa mất chi phí giữ tiền. Việc gửi tiền vào ngân hàng vừa tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thanh toán với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là thanh toán L/C trong công tác xuất nhập khẩu của công ty, lại vừa có thu nhập lãi tiền gửi.

- Nếu các khoản phải thu quá nhiều thì Công ty sẽ bị ứ đọng vốn, khả năng không đòi được nợ cao, vì vậy Công ty phải có biện pháp tăng cường thu hồi nợ để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác.

PHẦN III: GIÁI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU

ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SX

Tiền chính là nhựa sống của một công ty. Nếu dòng tiền bị ảnh hưởng thì khả năng duy trì hoạt động, tái đầu tư và đáp ứng các yêu cầu về vốn cũng bị đẩy vào tình trạng xấu. Nắm rõ được tình hình nguồn tiền của công ty là điều tối quan trọng để tiến hành ra quyết định. Trong đó đánh giá tình hình nguồn tiền của doanh nghiệp dựa trên việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp đó là một trong các biện pháp tốt.

Hiện tại các doanh nghiệp của chúng ta đang tìm mọi phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, để tận dụng tối đa vốn đầu tư, không để cho dòng tiền bị ứ đọng, gây ra lãng phí.

Chúng ta hãy xét một ví dụ đơn giản: một công ty sản xuất nước sốt cho món mì spaghett sử dụng $100 để mua cà chua, hành, tỏi, hạt tiêu..., nhập kho. Một tuần sau, công ty đã chế biến các thành phần này thành nước sốt và xuất kho. Tuần sau đó công ty kiểm tra xem hàng đã tới tay khách hay chưa. Như vậy lượng tiền trị giá $100 đã bị đọng trong vòng hai tuần chính là vốn lưu động của công ty. Nếu công ty thu hồi tiền từ khách hàng càng nhanh thì càng sớm tiến hành quay vòng sản xuất, mua các nguyên liệu mới để tiếp tục sản xuất. Nếu nguyên liệu mua về tồn trong kho cả tháng thì công ty sẽ bị đọng vốn trong thời gian đó và không thể sử dụng lượng tiền này để thanh toán các hóa đơn và các hoạt động đầu tư khác. Vốn lưu động cũng sẽ bị đặt trong tình trạng xấu nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn hoặc nhà cung cấp đòi tiền gấp.

Ngoài ra, những khoản nợ ngắn hạn cũng có vai trò không kém phần quan trọng bởi nó tạo thành một nghĩa vụ trong ngắn hạn của các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Những dạng nợ ngắn hạn thường gặp là nợ ngân hàng và hạn mức tín dụng.

• Hàng lưu kho (tài sản ngắn hạn),

• Tài khoản phải trả (nghĩa vụ nợ ngắn hạn)

Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm. Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sẽ được đầu tư một cách hiệu quả nhất cho nhà đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, sẽ là không thừa nếu các nhà đầu tư xem xét đến hiệu quả quản lý vốn lưu động của các công ty. Mỗi doanh nghiệp có thể đưa ra một con số doanh thu tuyệt vời, giá trị tài sản lớn, quy mô vốn đồ sộ... tuy nhiên độ lớn của các con số này không nói lên tất cả, và cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đang nắm giữ rất nhiều tiền trong tay. Tiền của doanh nghiệp có thể đọng ở các khoản phải thu, vốn của doanh nghiệp biết đâu lại có lượng lớn là các khoản phải trả... Vì vậy xem xét một cách cẩn trọng các thông tin, chỉ số của doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản lý vốn lưu động sẽ vô cùng có lợi cho bất cứ ai có ý định tiến hành đầu tư.

Một trong những giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chính là quản lý tốt vốn lưu động. Các nhà quản trị có thể quản lý cũng như đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động của mình thông qua chỉ số DSO:

Các nhà đầu tư nên xem xét các công ty có sự chú trọng tới việc quản trị chuỗi cung cấp để đảm bảo rằng việc đầu tư của mình là tối ưu. DSO là một chỉ số tốt để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, nhiều nhà phân tích thường sử dụng hệ số DSO-Days Sales Outstanding. DSO tính số ngày trung bình một doanh nghiệp cần để thu hồi tiền sau mỗi giao dịch bán hàng. Công thức tính DSO như dưới đây:

• Account Receivables: Tài khoản phải thu;

• Total Credit Sales: Tổng doanh thu trả chậm;

• Number of Days: Tổng số ngày thu hồi toàn bộ doanh thu trả chậm.

DSO cao nghĩa là doanh nghiệp mất nhiều gian để lấy được doanh thu về tài khoản mình, ngược lại DSO thấp cho thấy năng lực quản lý các khoản trả chậm của doanh nghiệp là tốt.

Bên cạnh đó, tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho cũng là một công cụ hiệu quả để đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cho ta biết tốc độ bán hàng của doanh nghiệp, được tính bằng cách chia giá vốn hàng bán cho tổng giá trị hàng tồn kho (Cost of goods sold /Inventory). Nhìn chung, nếu tỉ lệ này ở mức cao tức là doanh nghiệp đang kinh doanh tốt. Đối với các nhà đầu tư, tốt hơn hết là nên so sánh tỉ lệ này với các công ty khác. Ví dụ xét trong một ngành có tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho 6 lần/năm, công ty nào chỉ đạt được tốc độ lưu chuyển 4 lần/năm có nghĩa là hoạt động kém hiệu quả so với các công ty đối thủ.

Một ví dụ điển hình : Dell - một trong những nhà cung cấp máy tính hàng đầu thế giới đã sớm nhận ra rằng cách tốt nhất để tăng giá trị cổ phiếu chính là quan tâm đến quản lý vốn lưu động. Hệ thống quản lý chuỗi cung cấp hàng đầu thế giới đảm bảo cho Dell có một tỷ lệ DSO thấp. Tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho được cải thiện giúp làm tăng đáng kể dòng tiền. Các nhân tố này đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Dell đồng thời tăng niềm tin của các nhà đầu tư đối với hãng.

 Như vậy, quản lý vốn lưu động tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Một nhà quản trị thành công chính là người có thể quản lý tốt tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty mình. Việc làm này không những tạo ra cho doanh nghiệp một nguồn vốn thường xuyên giúp luân chuyển sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường, phát triển doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ (Trang 37 - 41)