Giải pháp từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam (Trang 60)

3.2.1.1. Cải cách về thủ tục hành chính

Xây dựng và thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan, lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu để giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính đi đôi với việc tăng cường hợp tác phối hợp giải quyết vụ việc liên quan giữa các Bộ, ngành, giữa các cơ quan quản lý với Hiệp hội Ché biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ngành thương mại trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, phát triển xuất khẩu.

3.2.1.2. Các biện pháp hỗ trợ về vốn đầu tư

• Chính phủ và Nhà nước cần cải thiện môi trường đầu tư trong ngành Thủy sản, khuyến khích và thu hút được mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào sản xuất và xuất khẩu hàng Thủy sản. Cần khuyến khích xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Thủy sản có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và lao động có khả năng đào tạo. Chính phủ nên lập các dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành thủy sản sau đó kêu gọi các nhà đầu tư từ trong nước và nước ngoài.

• Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho xuất khẩu như thưởng xuất khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu... bị bãi bỏ. Cần sử dụng nguồn vốn này một cách khôn khéo….Chính phủ nên hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác nghiên cứu trong các trường đào tạo và viện nghiên cứu chuyên ngành Thủy sản, hỗ trợ kinh phí cho cơ sở đào tạo nguồn nhân lực theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Nhà nước nên cho doanh nghiệp Thủy sản được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường.

3.2.1.3. Biện pháp hỗ trợ xuất nhập khẩu

• Thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu và Quỹ hỗ trợ đầu tư. Hình thức bảo hiểm xuất khẩu chưa được áp dụng tại Việt Nam (các nước phát triển đang áp dụng phổ biến hình thức này như Đức, Áo, Italia, Nhật Bản…). Trong khi thực tiễn kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều rủi ro. Do vậy, áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO.

• Điều tiết sự thay đổi tỷ giá hợp lý sao cho khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý.

3.2.1.4. Biện pháp hỗ trợ thông tin và phát triển thị trường

• Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán giữa Việt Nam với các nước. Đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm (ASEAN, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc) có kim ngạch nhập khẩu sản phẩm thủy sản lớn.

• Chính phủ cần xây dựng hệ thống cung cấp thông tin phong phú cho các Doanh nghiệp Thủy sản tìm hiểu thông qua các website các cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp, Hiệp hội Ché biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam với Chính phủ và cơ quan Nhà nước có liên quan. Chính phủ cũng nên thúc đẩy xây dựng và quản bá hình ảnh và thương hiệu quốc gia, không những đóng góp cho thương hiệu hàng Thủy sản mà còn cho các các mặt hàng khác.

3.2.1.5. Các biện pháp khác

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:

• Chính Phủ và Nhà nước cần quy hoạch và dự đoán về số lượng nguồn nhân lực gia tăng cùng với tốc độ tăng trưởng của ngành. Xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhân lực và việc làm, giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sử dụng nhân lực nhằm ổn định cung cầu trên thị trường lao động trong ngành Thủy sản .

• Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Thủy sản, xây dựng Trường Đại học Thủy sản, đồng thời xây dựng cơ sở vất chất cho việc triển khai các lớp đào tạo. Có chính sách thích hợp để thu hút học sinh vào nghiên cứu những cơ sở đào tạo này, đồng thời cũng bảo đảm đầu ra cho những sinh viên ra trường. Định hướng phát triển ngành Thủy sản theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm.

Giải pháp phát triển công nghệ ngành Thủy sản:

• Tổ chức thêm các viện nghiên cứu Thủy sản; Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu; Khuyến khích việc nghiên cứu những công nghệ mới, con giống mới để tạo sự khác biệt trong ngành Thủy sản.

• Hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành Thủy sản trong nghiên cứu và triển khai công nghệ hiện đại, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp Thủy sản áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.

• Cần thiết phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật riêng của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Sau đó, thành lập các trung tâm giám định, tư vấn về chất lượng sản phẩm để vượt qua các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu.

Giải pháp thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành

Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam là một ngành kinh tế gồm đầy đủ thành phần. Để đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh, ngành thủy sản cần tăng cường khả năng phối hợp đầy đủ và đồng bộ giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Thủy sản Việt Nam, xóa bỏ sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cùng phát triển và đổi mới các qui chế để hấp dẫn đầu tư nước ngoài, tạo nên môi trường cạnh tranh phong phú và đa dạng. Nhờ đó, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất, quản lý, cũng như thực hiện chuyển giao công nghệ với đối tác nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam (Trang 60)