Khoan dung trong hoạt động thực tiễn của Mahatma Gandhi (1869

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 77)

8. Kết cấu của luận án

2.1. Khoan dung trong hoạt động thực tiễn của Mahatma Gandhi (1869

(1869 - 1948)

Khi nói đến Ấn Độ, người ta thường nghĩ ngay đến đó là nơi có những điều kiện tự nhiên đa dạng nhưng khắc nghiệt; là nơi có chế độ phân biệt đẳng cấp rõ rệt và hà khắc, đồng thời cũng là cái nôi của nhiều loại hình tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau, là nơi phát sinh nhiều tư tưởng và phát kiến khoa học rất sớm, và một nền văn minh rực rỡ. Chính vì vậy, đất nước này đã có những đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận và giải quyết nhiều vấn đề chung của xã hội loài người. Như Will Durant đã từng nhận xét rằng, Ấn Độ “sẽ dạy cho chúng ta bài học khoan hồng cao thượng, dấu hiệu của một tâm hồn già dặn; dạy cho chúng ta có một tâm hồn thanh thản, thỏa mãn, dễ tiếp thu những ý mới, có một trí óc bình tĩnh hiểu được hết thảy, tha thứ cho hết thảy, sau cùng có một tấm lòng nhân từ thương yêu mọi sinh vật, chỉ tấm lòng đó mới đoàn kết mọi người với nhau được thôi” [16, tr. 354].

Sinh ra và lớn lên trong một môi trường văn hóa, xã hội sâu sắc như vậy, nên Mahatma Gandhi (1869 - 1948), tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi, đã chịu ảnh hưởng nhất định từ những quan niệm truyền thống vốn có trong xã hội Ấn Độ. Nhưng với tinh thần học hỏi, khi có điều kiện tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ của phương Tây, ông đã cởi mở tiếp thu những giá trị tích cực của nó, đồng thời cũng không ngại phê phán những điểm còn hạn chế trong tư tưởng truyền thống. Từ những giá trị tinh thần đã chắt lọc và tiếp thu được đó, Mahatma Gandhi đã biến chúng thành hành động thực tiễn và đúc kết những kinh nghiệm thành lý luận được định hướng bởi tư tưởng khoan dung. Từ đó, ông đã có những đóng góp nhất định cho đất nước Ấn Độ, cũng như cho nhân loại. Trong suốt cuộc đời mình, ông cho rằng, con người hãy luôn khoan dung với nhau,

“hãy ghét tội lỗi, đừng ghét kẻ phạm tội”, bởi vì “tất cả những gì đang sống đều là đồng loại của anh cả” [trích theo: 125, tr. 39]. Hơn nữa, đó là “một lời răn khá dễ hiểu song rất ít ai thực hành, và chính vì thế mà nọc độc thù hận cứ lan tràn mặt đất” [24, tr. 348].

2.1.1. Nguồn gốc và nội dung chính của tƣ tƣởng khoan dung trong nhận thức của Mahatma Gandhi

Không phải ngẫu nhiên mà tư tưởng khoan dung hình thành, phát triển và được thể hiện cả trong tư tưởng lẫn trong hành động của Mahatma Gandhi. Các tư tưởng lớn đều có nguồn gốc và điều kiện để nó hình thành và biểu hiện ra bằng lời nói hay qua những hành động cụ thể. Do vậy, trước khi nhắc đến nguồn gốc hình thành tinh thần khoan dung ở Mahatma Gandhi không thể không nhắc đến những tác động từ truyền thống Ấn Độ giáo, từ truyền thống ahimsa mà từ nhỏ, ông chịu ảnh hưởng ở gia đình, quê hương, nói tóm lại là từ cội nguồn văn hóa Ấn Độ. Đến tuổi trưởng thành, ông đã sang nước Anh du học. Chính đây là khoảng thời gian mà những quan điểm và tư tưởng khoan dung của ông hình thành và được củng cố vững chắc. Cơ sở dẫn đến sự hình thành tư tưởng đó của Mahatma Gandhi không chỉ xuất phát từ Ấn Độ giáo, mà còn từ Kitô giáo và từ văn hóa phương Tây nói chung. Tất cả những cơ sở đó đã tạo nên nền tảng vững chắc giúp cho tinh thần khoan dung của ông rộng mở, trở nên thức thời và được thực hiện trong đời sống hiện thực. Bởi vậy, về cơ bản, có thể khẳng định rằng, cơ sở lý luận của tư tưởng khoan dung ở Mahatma Gandhi được tập trung trong bản thể luận của Ấn Độ giáo và truyền thống

ahimsa của Ấn Độ.

Tuy vậy, trước khi tiếp cận những tư tưởng mang ý nghĩa lý luận đó cũng cần thấy rằng, truyền thống gia đình mới là nguồn gốc đầu tiên, là cơ sở nền tảng để tư tưởng khoan dung hình thành và phát triển trong nhận

thức của Mahatma Gandhi. Suốt trong thời gian sống cùng gia đình, quan điểm và cách sống của cha mẹ đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của ông. Chính ông đã thừa nhận điều đó khi viết “Tôi sớm học được sự rộng rãi bao dung đối với tất cả các phái Ấn Độ giáo và các tôn giáo bạn. Vì cha mẹ tôi thường đi viếng đền Haveli (của tôn giáo Vaishnava), và cả đền thờ Shiva lẫn Rama ... Những tu sĩ Kỳ-na giáo (đạo Jaina) cũng thường đến thăm cha tôi, và lại còn phá lệ nhận đồ ăn từ nơi chúng tôi, những người không thuộc Kỳ-na giáo ... Cha tôi còn có những người bạn theo đạo Hồi và đạo Parsi, họ thường nói chuyện với người về tín ngưỡng và người thường nghe họ với niềm kính trọng và chăm chú ... Tất cả những điều này phối hợp lại đã khắc sâu trong tôi một niềm khoan hồng đối với tất cả các tôn giáo” [24, tr. 51]. Vào thời điểm đó, trong truyền thống tư tưởng tại Ấn Độ, việc gia đình Mahatma Gandhi tôn trọng những tín ngưỡng khác nhau là một bước rất tiến bộ.

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, cơ sở lý luận đầu tiên của tinh thần khoan dung ở Mahatma Gandhi xuất phát từ cội nguồn bản thể luận của Ấn Độ giáo (còn gọi là đạo Hinđu, Hinduism). Ấn Độ giáo được coi là “tôn giáo mẹ” đã đi cùng dân tộc Ấn trong suốt chiều dài 3500 năm lịch sử, đồng thời, nó cũng tạo nên những đặc trưng, những tính cách điển hình của con người Ấn Độ. Trong các bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ giáo, Veda và Upanishad đều khẳng định, mọi sự vật, hiện tượng và con người đều được sinh ra từ một bản thể. Mọi điều tốt trong cuộc sống đều là tặng vật của Ngài. “Brahman là miệng của Ngài, hai tay Ngài tạo thành Ràjanya (đẳng cấp hiệp sĩ), hai bắp đùi Ngài là đẳng cấp Vaisya (thương gia, điền chủ, nông gia), từ hai bàn chân Ngài đẳng cấp Sudra (nô lệ thấp hèn) đã sinh ra” [10, tr. 67]. Vậy là, cho dù thuộc đẳng cấp nào đi chăng nữa thì mỗi người đều có nhiệm vụ riêng do được sinh ra từ những bộ phận trên cơ thể

của Ngài. Do vậy, chúng ta không thể phá bỏ hay phê phán bất kỳ ai. Mọi người đều có liên hệ mật thiết với nhau. Vậy tại sao lại phải phân chia ra các đẳng cấp theo một cách khắc nghiệt đến thế? Thực ra, mỗi đẳng cấp đều có những sự ưu ái riêng của Ngài, được Ngài giao cho những nhiệm vụ khác nhau. Muốn phát triển tốt nhất thì cần có sự phối hợp, đoàn kết nhau lại. Khi đó, “cơ thể” của xã hội mới khỏe khoắn và mới có thể phát triển tốt nhất.

Cùng với những gì được trang bị từ tinh thần của truyền thống dân tộc, trong thời kỳ sống và học tập ở nước Anh, ông đã tiếp thu thêm những nội dung tư tưởng khoan dung của Kitô giáo. Ông nhận thấy giữa hai tôn giáo này (Ấn Độ giáo và Kitô giáo) có điểm giống nhau ở chỗ cùng cho rằng, mọi sự vật, mọi hiện tượng đều xuất phát, đều sinh ra và đều có cùng điểm đến hay trở về là một đấng thiêng liêng tối cao duy nhất. Nếu như ở Ấn Độ giáo đó là Ngài, thì ở Kitô giáo đó là Chúa. Mọi người, mọi vật đều có những sợi dây liên hệ, liên quan hữu cơ với nhau.

Không những thế, tất cả các tôn giáo chân chính đều dạy con người phải sống hoà thuận với nhau, phải đùm bọc lẫn nhau nhằm đạt được mục đích tốt đẹp nhất, để đến được với Ngài hay với Chúa cũng vậy, cho dù con đường hay cách thức thực hiện của mỗi tôn giáo có khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn cách thức thể hiện đức tin, tín ngưỡng là quyền tự do của mỗi người. Nghĩa là, con người dù theo tôn giáo nào thì cũng đều bình đẳng với nhau.

Như vậy, không có sự phân biệt nào giữa con người với con người vì mọi thứ đều do những đấng thiêng liêng cao thượng sinh thành, đều là những tặng vật của đấng tối cao. Do đó, mọi thứ đều cần được tôn trọng và cần được bảo vệ.

Bên cạnh đó, dù là những tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo hay những tôn giáo nhỏ hơn như đạo Jaina hay đạo Sikh, tất cả đều được nhân dân Ấn Độ chấp nhận và các hệ thống tư tưởng của các tôn giáo đó đều có thể phát triển. Điểm chung nhất giữa các tôn giáo bản địa của Ấn Độ là tinh thần ahimsa được thể hiện rất rõ trong các tín ngưỡng tôn giáo này. Bởi,

ahimsa được xem là giá trị đầu tiên của con người, cũng là giá trị vĩnh cửu và tự nhiên. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự vĩ đại của Ấn Độ và cũng được coi là điều quyết định sự năng động trong cuộc sống của người Ấn Độ. Ngày nay, quan điểm “Hãy sống và hãy để cho người khác sống với” được người dân chấp nhận. Đó là sự thể hiện tinh thần ahimsa từ truyền thống.

Theo nội dung ban đầu, ahimsa dùng để chỉ những hành động không làm tổn hại người khác, không làm hại bất kỳ một loại chúng sinh nào. Dần dà ahimsa được thực hiện, được nâng cao và phát triển thành niềm tin tôn giáo, chịu sự chi phối của tôn giáo. Do vậy, ý nghĩa mà ahimsa mang lại cho cuộc sống của con người được thần bí hoá và mang tính chất linh thiêng. Nhưng với sự vận động tiến lên của lịch sử, việc mở rộng phạm vi tác động của tinh thần ahimsa là một tất yếu. Nó không còn bị trói buộc chỉ trong phạm vi những lời thề tôn giáo nữa mà được mở rộng phạm vi và coi là định hướng vào các hoạt động chính trị. Người vận dụng tinh thần

ahimsa vào chính trị và đạt được những thành công nhất định chính là Mahatma Gandhi. Ông còn chứng minh rằng, ahimsa có tính phổ quát cho nên có thể thành công khi vận dụng vào mọi mặt của cuộc sống và đối với mọi người - từ cá nhân đến toàn thể nhân loại. Thực tế, để tiếp nối tinh thần hành động của Asoka, ở giai đoạn lịch sử cận - hiện đại, Mahatma Gandhi đã mở rộng phạm vi tác động của ahimsa từ lý thuyết đến thực hành. Nó không chỉ bó hẹp trong tôn giáo nữa, mà đã mở rộng sang lĩnh vực hành

động chính trị nhằm đoàn kết toàn thể nhân dân Ấn Độ và góp phần làm biến đổi tinh thần của nhân loại thời kỳ cận - hiện đại.

Hơn nữa, Mahatma Gandhi có cách nhìn “mở” đối với ahimsa, không bị bó hẹp chỉ trong phạm vi tín ngưỡng, tôn giáo. Trong số các tác phẩm kinh điển của Ấn Độ giáo, ông ưa thích nhất là Bhagavad-Gita. Đối với ông, Bhagavad-Gita “đã trở thành một cuốn chỉ nam không lầm lỗi cho tất cả hành vi của tôi” [24, tr. 334]; đồng thời, chính tác phẩm đã dạy cho ông về bất bạo động và hành động vô ngã vì lợi ích của xã hội. Do đó, ông cho rằng, ahimsa “là căn cứ cho việc đi tìm chân lý…cuộc tìm kiếm ấy sẽ vô cùng nếu nó không được đặt trên nền tảng ahimsa”, “không có một thượng đế nào khác hơn là chân lý…phương tiện duy nhất để thực hiện chân lý chính là ahimsa…chỉ sau khi ta nhận chân hoàn toàn ahimsa ta mới thấy rõ chân lý” [24, tr. 630].

Đặc biệt, dựa trên tinh thần cơ bản của ahimsa và vận dụng vào điều kiện lịch sử mới của Ấn Độ đang chịu sự thống trị của thực dân Anh, Mahatma Gandhi đã xây dựng và tiến hành phương pháp đấu tranh

Satyagraha. Phương pháp này có nghĩa là một loại phản kháng - bất bạo lực, có thể thức tỉnh tâm hồn của những kẻ chuyên đi đàn áp người khác tự ý thức được về hành vi sai trái của họ. Hơn nữa, phương pháp này không liên quan đến các vấn đề của tôn giáo; trái lại, nó là một phương pháp đấu tranh xã hội và tôn giáo để giải phóng con người, giải phóng đất nước Ấn Độ khỏi những sự hà khắc của chế độ phân biệt đẳng cấp, khỏi sự áp bức của chế độ thực dân. Chính vì thế, trong quãng thời gian đấu tranh giành độc lập cho dân tộc mình, ông đã nhiều lần bị bắt. Song, mỗi lần bị bắt, ông đều không có hành động phản kháng, bởi ông hoàn toàn tin tưởng rằng, trong mọi trường hợp nếu tiến hành mọi việc trên căn bản tình thương và bất bạo động (ahimsa) thì luôn luôn thu được kết quả tốt.

Với những trải nghiệm thực tế, trong hoạt động đấu tranh vì con người, không riêng chỉ ở Ấn Độ, mà nhất là ở Nam Phi, ông không hoàn toàn theo quan điểm ahimsa mà các tôn giáo nêu lên. Vì vậy, niềm tin tôn giáo của Mahatma Gandhi đã được mở rộng ra và có thêm một hình thức biểu đạt khác nữa là: “Chân lý là Chúa và Chúa là tình yêu”. Đó là sự tiếp biến thành công tư tưởng phương Tây làm cho tình yêu trở thành một mục tiêu trong cuộc sống của ông. Do đó, theo ông, ahimsa có nghĩa là: không thương tích, bất bạo động, không gây hại, từ bỏ ý định giết hại và ý định làm tổn hại sự sống, tránh việc căm ghét hay thù địch trong suy nghĩ, trong lời nói hay trong hành động và sự từ bi cho tất cả sinh vật sống, sự cởi mở chấp nhận cái ngoài mình, cái khác mình.

Dựa vào quan điểm về ahimsa, song cũng rất thực tiễn, Mahatma Gandhi đưa ra phương pháp đấu tranh bất bạo động như là phương tiện có hiệu quả nhất để tránh những tổn thương không đáng có trong hoạt động xã hội và đấu tranh chính trị. Việc làm ấy của ông cho thấy ông đề cao nguyên tắc không gây tổn thương cho bất cứ ai ngay cả trong suy nghĩ, trong lời nói, trong hành động và không tước đi quyền sống của bất cứ ai. Đó là nguyên tắc tối cao của ahimsa. Đồng thời, ông cũng đã loại bỏ được nghi ngờ rằng,

ahimsa là vấn đề cao siêu chỉ dành cho tôn giáo. Ông cho rằng, “khi ahimsa

đã bao trùm tất cả, nó sẽ chuyển hoá tất cả những gì nó chạm phải, và mãnh lực của nó thật vô cùng tận” [24, tr. 44]. Ông tuyên bố rằng: Chủ nghĩa bất bạo động của tôi không chấp nhận chạy trốn nguy hiểm để mặc cho những người thân yêu không được bảo vệ. Giữa bạo động và chạy trốn một cách hèn nhát, tôi chỉ chọn lấy bất bạo động. Đồng thời, ông cũng cho rằng “ahimsa, đối với tôi là niềm vinh quang tự hào trong truyền thống Ấn Độ giáo… Tôi cho rằng, đó là lối sống cao cả nhất và Ấn Độ có bổn phận thể hiện lối sống này cho toàn thể thế giới” [trích theo: 74, tr. 267 - 268].

Không những vậy, theo quan điểm của Mahatma Gandhi, nếu ahimsa

được hiểu, được thực hiện rộng rãi, từ những người lãnh đạo nhà nước cho đến từng người dân, thì những cuộc xung đột sẽ được kiềm chế và có lẽ, mọi cuộc chiến tranh, xung đột và khủng bố cũng sẽ kết thúc.

Chính từ nền tảng cơ sở bản thể luận của Ấn Độ giáo cùng với việc tiếp nhận quan điểm Kitô giáo và tư tưởng khoan dung của phương Tây, cơ sở lý luận cho tinh thần và phương pháp đấu tranh bất bạo động ở Mahatma Gandhi đã được xây dựng. Song, cũng cần nhấn mạnh điểm hạn chế của ông là ông đã tự mình tuyệt đối hóa sự bất bạo động, không giới hạn phạm vi nội dung của khoan dung. Do vậy, có lúc ông đã không tiến hành đấu tranh bạo lực khi cần thiết. Thậm chí, ông tự chấp nhận phương pháp bất bạo động không giới hạn một cách thái quá, khiến cho cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ có lúc đã không được tiến hành quyết liệt và triệt để chính là vì phương hướng chỉ đạo và phương pháp đó của ông. Cho nên tuy Ấn Độ đã được giải phóng khỏi ách thực dân từ năm 1946, nhưng người dân Ấn Độ vẫn còn phải chịu nhiều khó khăn, nhiều tai ương do tình trạng phân biệt đẳng cấp, phân biệt tôn giáo khắc nghiệt.

Qua việc tìm hiểu cơ sở hình thành của tư tưởng khoan dung và các

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện thời của nó (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)