Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân 1 Những mặt hạn chế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hải Dương (Trang 26)

2.3.2.1. Những mặt hạn chế.

Công tác huy động vốn còn có lúc không chủ động, chưa có biện pháp thiết thực đẩy nhanh tốc độ tăng tiền gửi của các TCKT và TCTD. Lãi suất đầu vào ngày càng lớn làm cho chênh lệch lãi suất ngày càng giảm nên khó có thể đạt được tỷ lệ như mong muốn. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động bằng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng có xu hướng giảm qua các năm. Ngân hàng nên có những điều chỉnh hợp lý để khuyến khích gia tăng nguồn vốn này.

Ta thấy tỷ lệ cho vay/ tỷ lệ huy động vốn của Chi nhánh đạt trên 63% qua 3 năm, thấp hơn so với hiệu suất sử dụng vốn trung bình của khối ngân hàng thương mại điều đó chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn chưa tốt, chưa đáp ứng được 100% vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn. Bên cạnh đó, ngoài 2 mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, mảng hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển nhưng tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập của chi nhánh vẫn ở mức thấp.Lãi suất tiền gửi tiết kiệm chưa hấp dẫn, chưa linh hoạt để có thể cạnh tranh với các NHTM và các tổ chức tín dụng khác

Nguyên nhân tồn tại:

Nguyên Nhân Khách Quan :

- Những biến động về giá, nhất là giá xăng dầu. Giá các nguyên vật liệu đầu vào...đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.

- Sự phát triển nóng của nền kinh tế đi đôi với lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong huy động vốn giữa các ngân hàng nhằm giành giật thị phần. Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng lớn tới nhu cầu giữ tiền mặt, các giấy tờ có giá ....trong dân cư. Tình trạng lạm phát tăng cao

và khó dự tính trước như hiện nay đã làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, làm sai lệch thông tin từ đó gây ra khó khăn cho vệc quyết định của cả khách hàng và ngân hàng.

- Tâm lý sử dụng tiền mặt của người dân còn rất nặng nề. Hầu hết các giao dịch thanh toán đều thông qua tiền mặt, thậm chí nhiều khoản thanh toán có giá trị lớn như mua nhà mua đất và ôtô... người dân vẫn trả bằng vàng, đô la Mỹ... Tâm lý sử dụng tiện mặt ăn sâu vào ý thức của người dân đã hạn chế hình thức gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng vào các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp. Đồng thời thói quen này cũng làm gia tăng khoản chi phí về quản lý tiền mặt của ngân hàng.

- Cạnh tranh giữa các NHTM hiện nay càng gay gắt. •Nguyên Nhân Chủ Quan:

- Chính sách lãi suất và các chươn g trình khuyến mãi của chi nhánh chưa đủ hấp dẫn khách hàng. Uy tín, mối quan hệ của chi nhánh với dân cư cũng như các tổ chức kinh tế chưa cao.

- Mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm , dịch vụ mới còn ít, chưa đa dạng. Khả năng tìm kiếm đáp ứng và tiếp cận nhu cầu khách chưa cao.

- Chi nhánh BIDV- Bắc Hải Dương đã định hướng chiến lược phát triển tập trung vào thị trường bán lẻ, do đó đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân. Vì thế, Chi nhánh vẫn chưa khai thác tối đa các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế và dự án đầu tư.

- Việc thu thập thông tin diễn biến lãi suất, nhu cầu người gửi tiền của cán bộ làm công tác tín dụng còn thụ động. Hầu hết các khách hàng có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tìm đến ngân hàng, cán bộ huy động vốn chưa thực sự tìm hiểu sâu sắc các nhu cầu của từng khách hàng cũng như chưa đủ để lôi cuốn khách hàng về giao dịch tại Chi nhánh. Công tác điều hành kế toán còn sai sót, chậm chạp và chưa đáp ứng nhu cầu của công việc.

CHƯƠNG 3 :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Bắc Hải Dương (Trang 26)