Hoạt động truyền giáo và đời sống của giáo sĩ Kitô

Một phần của tài liệu Những người nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII (Trang 81)

* Hoạt động truyền giáo

Cùng với quá trình mở rộng kinh tế, hệ tư tưởng tôn giáo được truyền sang phương Đông. Những phát kiến địa lý, mở ra triển vọng lớn cho công cuộc truyền giáo ở phương Đông. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi đầu trong phong trào này. Giáo đoàn Dòng Tên đã cử rất nhiều giáo sĩ tự nguyện nhiệt tình đi sang truyền đạo tại các nước châu Á (Đông Á và Nam Á) và đặt đại bản doanh tại Ma Cao (Áo Môn, Trung Quốc) từ năm 1557. Dòng Đa Minh (Tây Ban Nha) cũng dựa vào luật Quyền bảo trợ Tây Ban Nha của giáo hoàng để cạnh trạnh lại với Dòng Tên. Dòng Đa Minh có ảnh hưởng ở Philippin.

Công cuộc truyền giáo ở Thăng Long diễn ra từ cuối thế kỷ XVI. Năm 1585, giáo sĩ Kitô đầu tiên đến Thăng Long là Bartholomeo Ruiz (quốc tịch Tây Ban Nha) cùng với một người phụ nữ Việt Nam làm thông ngôn. Mạc Mậu Hợp tiếp đãi rất nồng hậu và ban phép cho cha Ruiz được cư trú trên lãnh thổ của mình. Khi ấy, những người Bồ Đào Nha cất cho cha một căn nhà bằng gỗ, có phòng làm nhà nguyện để làm việc thờ phụng. Để gây ấn tượng, cha sử dụng tranh ảnh giảng đạo. Trong những bức tranh ấy, đặc biệt là những bức tranh mô tả sự phán xét chung, cha Ruiz đã làm cho dân chúng hiểu biết sự hạnh phúc của người lành và hình phạt ghê hồn của kẻ dữ. Thấy công việc kết quả, cha Ruiz không những dạy đạo cho một hai người, cha còn muốn cho nhân dân Đô thành đều nghe giảng, cha diễn thuyết về tôn giáo ngay ở chợ. Trước mặt đông đảo thính giả, ngài đã cắt nghĩa cho họ hiểu đạo Công giáo và khuyên bảo đừng thờ cúng bụt thần, khiến các thầy

sư phản đối kịch liệt. Những lời giảng dạy của cha, đời sống tu hành thánh thiện của cha làm cho nhiều tâm hồn lay chuyển muốn theo đạo nhưng họ còn trông chờ. Nhà vua theo là họ theo ngay. Nhà vua tuy thích nghe lời cha giảng nhưng không tỏ ý muốn theo đạo thành thử không một người nào giám theo. Cha chỉ rửa tội cho một cậu bé gần chết. Năm 1586, cha Ruiz phải từ giã Đàng Ngoài [21, tr.34].

Đến thế kỷ XVII, Kitô giáo đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể ở phương Đông. Hai thế lực tôn giáo sớm là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có ảnh hưởng trước tiên và đáng kể nhất. Trung tâm truyền giáo ở Ma Cao tạo ra những thành công lớn ở Nhật Bản. Trước khi thực hiện chính sách đàn áp tôn giáo (1614) Nhật Bản có sự hiện của 123 thừa sai và 700.000 giáo dân [20, tr.41]. Từ năm 1614, quốc đảo Nhật Bản thực hiện chính sách đàn áp và kiểm soát ngày một chặt chẽ, một chương trình truyền giáo ở vùng Macassar, Hải Nam, Xiêm La, Việt Nam, Cao Miên được nêu ra. Kết quả là một số giáo sĩ Kitô người Nhật đã theo những giáo sĩ phương Tây đến Đại Việt, trong đó có đến Thăng Long.

Thế kỷ XVII, có thể chia thành 2 giai đoạn truyền giáo, đó là thời kỳ của các giáo sĩ Dòng Tên và thời kỳ của các Thừa sai Pháp.

Thời kỳ truyền giáo của các giáo sĩ Dòng Tên

Từ sau ngày cha Ruiz rời đi, dường như từ 1586 dến 1626 chỉ có một cha dòng thánh Phanxicô từ Malacca đến, nhưng không rõ tên họ và thời gian cha lưu trú ở Đàng Ngoài, chỉ biết cha có đến rửa tội cho nhiều người đã học đạo đã lâu từ trước, rồi người chết hay đi đâu cũng không sử sách nào nói đến [21, tr.84]. Sau đó, trong một thời gian dài Thăng Long- Kẻ Chợ vắng bóng các giáo sĩ.

Năm 1626, giáo sĩ Baldinotti (người Ý) cùng với giáo sĩ Giulio Piani (người Nhật Bản) thuộc giáo đoàn Dòng Tên trên một chiếc tàu Bồ Đào Nha xuất phát từ Ma Cao đến Thăng Long. Phái đoàn được vua Lê Thần Tông – chúa Trịnh Tráng đón tiếp nồng hậu, với hy vọng qua đó có thể thu được

nhiều lợi ích từ việc buôn bán với người Bồ Đào Nha. Đối với đạo Kitô “đức vua đã tỏ ra rất có thiện ý về bổn đạo của chúng tôi” [27, tr.61]. Theo lời ghi trong nhật ký, mục đích chủ yếu của chuyến đi này là thăm dò tình hình, khả năng truyền giáo ở Đàng Ngoài và có ý mở một con đường truyền giáo vào tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc và đi vào xứ Lào để giảng đạo ở xứ này chứ chưa có ý định triển khai việc truyền giáo. Hơn nữa Baldinotti lại không nói được tiếng Việt, kết quả truyền giáo cũng chưa có gì, chỉ rửa tội cho bốn hài nhi gần chết [21, tr.86]. Khoảng nửa năm lưu trú ở kinh thành, Baldinotti có cơ hội tiếp xúc với vua Lê, chúa Trịnh và các nhà quyền quý khác. Nhân sự tò mò về tôn giáo lạ nên ông có dịp truyền bá những tư tưởng của đạo Kitô. Kết

thúc chuyến đi ông viết Bản tường trình về xứ Đàng Ngoài gửi các bậc bề trên

(viết bằng tiếng Ý năm 1626). Với những thông tin tích cực về cơ hội truyền giáo ở Đàng Ngoài đã mở ra mối quan tâm lớn cho giáo đoàn Dòng Tên.

Một năm sau (1627), hai giáo sĩ Dòng Tên khác là Alexandre de Rhodes và Marquez đã đến truyền giáo ở Đàng Ngoài. Hai ông ở đây 3 năm (1527-1530) trong đó phần lớn thời gian ở Thăng Long- Kẻ Chợ (2/7/1627- cuối 3/1629). Sự hoạt động hiệu quả của A. de Rhodes đánh dấu bước phát triển của Ki tô giáo.

Alexandre de Rhodes là một người Pháp thuộc Dòng Tên, trước khi đến Đàng Ngoài, ông đã từng hoạt động ở Đàng Trong, là người thông minh, nhiệt tình, khá thành thạo tiếng Việt sau 6 tháng học ở Hội An. Tháng 3 năm 1627, ông cùng với giáo sĩ Marquez cập bến Cửa Bạc ở Thanh Hoá và gặp chúa Trịnh Tráng vừa kết thúc cuộc chiến tranh chinh phục Đàng Trong trở về. Đó là duyên cớ để hai linh mục Dòng Tên được tháp tùng chúa Trịnh trở về kinh đô.

Ngày 2 tháng 7 năm 1627, A. de Rhodes cùng với đồng nghiệp của mình vào phủ chúa và kinh thành Kẻ - Chợ. Lúc đó, kinh đô chưa có người nào theo Công giáo, nên các giáo sĩ lo lắng là không biết tạm trú ở đâu. Thật may mắn, một lương dân, có địa vị cao, tên là Măn Tai (có sách dịch là Mậu

Tài) đã cho các giáo sĩ ở trong nhà mình cho tới khi chúa sắp xếp chỗ ở cho họ. Ngay tại căn nhà của Măn Tai, biết sự có mặt của hai giáo sĩ, đã có rất đông người thuộc mọi tầng lớp tuôn đến. Người nổi bật nhất và cũng là người thứ nhất trong đám người chịu phép rửa tội và nhận đức tin chính là bà em gái của chúa, lấy tên thánh là Catarina. Bà là một người tài năng, tinh thông Hán học, rất giỏi về thơ, giúp đỡ tích cực cho công việc truyền giáo [1, tr.105), bà kéo theo 17 người trong gia đình, trong đó có bà mẹ [20, tr.93]. Đó là một thành công quan trọng của A. de Rhodes bởi lẽ, một người trí thức có quyền thế đã theo Kitô đã tạo ra một hiệu ứng rộng đối với dân chúng.

Lòng hâm mộ của lương dân đã khiến cho căn nhà của Măn tai trở lên chật hẹp và có phần bất tiện. Các giáo sĩ đã xin chúa Trịnh cấp cho một chỗ khác rộng lớn và tiện lợi hơn. A. de Rhodes ghi lại như sau: “Nhưng rồi chúng tôi thấy nhà chúng tôi ở trật hẹp quá, khó thừa hành các chức vụ và không đủ chỗ cho số rất đông người đến với chúng tôi. Chúng tôi liền vào chầu chúa và từ tốn trình bày sự khó khăn, xin ngài cho chúng tôi một nơi nào khác thuận tiện hơn và ngài cho là tốt hơn. Không những chúa ưng thuận mà còn gia ơn quyết định dựng cho chúng tôi một nhà ngay trong phủ chúa. Thế là chúng tôi chọn nơi chúng tôi cho là thuận tiện cho chức vụ chúng tôi và ngài sẽ tức thời cho xây cất phù hợp với việc sử dụng của chúng tôi. Vì điều này không thiếu người có ý tốt khuyên chúng tôi nhận lời chúa và ở bên trong luỹ phủ chúa để đảm bảo về nguy cơ hoả hoạn thường xảy ra trong kinh thành cũng như về trộm cướp thường có do những kẻ gian hoành hành. Thế nhưng về việc ra vào đi lại phủ chúa có nhiều thủ tục, nên rất khó cho giáo dân tân tòng lui tới, chúng tôi liền chọn ở ngoài phủ với một chút bất tiện, tuy không xa, để dễ đi vào chầu chúa khi được vời. Thế là trong một ít ngày sau, chúng tôi đã được một nhà do lệnh chúa cho dựng, ở địa điểm chúng tôi chọn, với tất cả sự thuận tiện chúng tôi mong muốn. Ngôi nhà chỉ bằng gỗ theo kiểu nhà người bản xứ, nhưng khá rộng và cấu trúc cũng giống như các nhà của những bậc quyền quý” [1, tr.111-112]. Theo nghiên cứu của Hồng Nhuệ Nguyễn

Khắc Xuyên thì đó là một nhà nguyện chứ chưa hẳn là nhà thờ nằm ở mạn ô Cầu Dền [77, tr.11].

Có được địa điểm cư trú thuận lợi, cùng với tài năng, trí tuệ và lòng nhiệt thành không khi nào vơi, các giáo sĩ thu hút nhiều người: “rất đông người tới, thế là chúng tôi phải giảng mỗi ngày sáu buổi, ba buổi vào ban sáng và ba buổi vào ban chiều, để làm thoả mãi sự chờ đợi của những người liên tiếp luân phiên nhau tới… trong đó có người thuộc thành phần quyền quý, cả trong hoàng tộc” [1, tr.112]. Kết quả đạt được là từ lễ giáng sinh năm 1627 đến lễ phục sinh năm 1628 có 500 người chịu phép rửa tội [1, tr.123]. Những người thuộc hàng quý tộc theo đạo đã can đảm bỏ những người vợ lẽ chỉ giữ lại một vợ chính thức mà thôi khiến “các ông thái giám trở ra vô dụng và thất nghiệp” [21, tr.94]. Vì thế, đám hoạn quan dèm pha với chúa đó là đạo chết, hơi thở của các giáo sĩ có thể sát hại những ai đến gần khiến chúa xa lánh, bấy giờ rủi mà có gặp các giáo sĩ thì phải gặp xa xa, giáo sĩ nói gì chỉ có ông quan lại thái giám nghe rồi nói lại với chúa, thêm bớt tuỳ ý.

Công việc truyền giáo đang giành được những thành công to lớn thì bị chính quyền cấm đoán. Không lôi kéo được Bồ Đào Nha vào cuộc chiến chống Đàng Trong và các thuyền buôn thưa thớt của người Bồ khiến chính quyền Lê - Trịnh mất dần thiện cảm, đi đến quyết định cấm đạo và trục xuất các giáo sĩ (6/1628).

Kể từ khi có lệnh cấm của nhà vương, lính luôn luôn canh trước cửa nhà của các giáo sĩ nên không những dân chúng, mà các giáo hữu không dám đến. Hai linh mục A. de Rhodes và Marquez sử dụng hai tuần lễ đầu vào cuộc tĩnh tâm. Sau đó, các giáo hữu cũng đến nhận các bí tích nhưng phải giả dạng ăn mày, hay xuyên qua tường của nhà bên cạnh hoặc ban đêm trời tối, khi lính canh đã ngủ. Tuy nhiên, các giáo sĩ vẫn sợ lính canh biết được, sẽ nguy hiểm cho họ, khuyên các giáo hữu phải dè dặt, chỉ nên đến gặp các giáo sĩ những lúc thật cần thiết, sau đó đã cấm họ đến. Ngượi lại, các giáo sĩ tìm cánh đến với họ một cách kín đáo. Trong thời gian bị cấm cản này, không có những

buổi lễ giảng thuyết công khai nên cũng không thu hút được đông đảo như thời kỳ tự do (7/1627-6/1628) những vẫn có những người lặn lội từ phương xa đến kinh thành chịu phép Rửa tội.

Tháng 10/1628 khi tàu Trung Quốc tới, chúa Trịnh đã gợi ý hai linh mục Marquez và Rhodes nên theo tàu về Trung Quốc rồi từ đó tìm tàu về Ma Cao nhưng họ xin ở lại và được chấp nhận. Nhưng cuối tháng 3/1629, khi gió mùa đã qua, không có hy vọng tàu Ma Cao còn có thể đến, chúa Trịnh đã ra lệnh cho hai giáo sĩ này vào Đàng Trong để tìm tàu về Ma Cao. Trên đường về hai giáo sĩ gặp tàu của người Bồ đến kinh thành, hai giáo sĩ lên tàu và trở lại Thăng Long.

Về tới kinh đô, hai linh mục Marquez và Rhodes có thể vì tế nhị đã tránh ra mắt nhà vương. Nhà vương có lẽ đã cố ý làm ngơ trước việc hai thừa sai bị trục xuất trở lại. Trong gần 6 tháng cuối ở lại Thăng Long (10/1629- 4/1630), linh mục Marquez và Rhodes đã hoạt động hết sức tính cực nhưng cũng hết sức thận trọng và kín đáo. Các giáo sĩ hy vọng là nhà vương muốn giữ giao hảo với Bồ Đào Nha, thu hút thuyền buôn từ Ma Cao tới nên châm trước. Nhưng nhà vương thấy thuyền buôn không đem đến những hàng hoá cần thiết là vũ khí và không từ bỏ mối quan hệ với Đàng Trong. vì thế nhà vương đã ra lệnh cho các giáo sĩ về Ma Cao theo thuyền buôn. Ngày 27/4/1630, bốn thừa sai Dòng Tên, từ giã giáo hữu kinh đô lên tàu đi về Cửa Chúa để theo tàu Bồ Đào Nha về Ma Cao [5, tr.135-136].

Là người có kinh nghiệm trong truyền giáo, cùng với sự am hiểu tâm lý cư dân bản địa A. de Rhodes sử dụng cách thức truyền giáo rất mềm dẻo, dễ đi vào lòng người “trước hết phải huỷ diệt sai lầm tà giáo và làm cho tâm trí từ bỏ những quan niệm mơ hồ, trước khi xây dựng và giảng dạy những điểm và những nguyên lý của Kitô giáo, theo lệnh Thiên Chúa đã truyền cho một tiên tri rằng: Ta đặt ngươi để diệt và nhổ, để đựng và trồng, còn về mầu nhiệm cao cả về Thiên Chúa Ba ngôi thì chỉ trình bày cho người tân tòng vào lúc họ đã sẵn sàng chịu phép rửa tội, trước là để không làm rối trí họ về những hoài nghi có

thể nảy sinh về màu nhiệm cực kỳ cao cả và khôn lường đó. Thế nhưng theo kinh nghiệm, giữa hai cách trên đây, tôi trọn một phương pháp giáo huấn cho các dân nước này. Nghĩa là không chống đối sai lầm các giáo phái Đàng Ngoài trước khi đặt một số các nguyên lý mà chỉ ánh sáng tự nhiên cũng hiểu được, như về việc sáng tạo vũ trụ, về cứu cánh và nguyên lý tuyệt đối vạn vật đã được dựng lên và về an bài những loài có lý trí và nhiệm vụ phải nhận biết Người và phụng thờ Người. Như vậy để đặt vào tâm trí họ một nền tảng chắc chắn trên đó đều dựa vào mọi niềm tin khác để không làm cho họ chán nản khi nghe người ta đả phá và khinh rẻ những thờ tự của mình mặc dầu là giả dối và những tập tục mê tín, đó là sự thường xảy ra” [1, tr.113]. Điều này đã được ông

khẳng định lại trong tác phầm Hành trình và truyền giáo: “Phương pháp tôi

dùng là luận về linh hồn bất tử và sự sống đời sau, từ đó chứng minh về tính Thiên Chúa, về quan phòng của người và dần dần mới đề cập đến màu nhiệm khó hơn” [2, tr.73]. Với cách làm đó, giúp ông từng bước thu hút được các lương dân, ít tạo lên sự phản kháng nhất, đạt hiệu quả cao.

Trong khoảng thời gian 3 năm truyền giáo ở Đàng Ngoài với thời gian phần lớn ở Thăng Long. Bên cạnh việc làm cho hàng nghìn người theo đạo,

A. de Rhodes còn đào tạo ra các Thầy giảng người bản xứ, trong “nhà Đức

Chúa Trời”. Đây cũng là lúc ông bắt tay vào viết cuốn sách Phép giảng tám

ngày bằng chữ Quốc ngữ. A de Rhodes cùng với đồng nghiệp của mình đã đặt

cơ sở nền tảng cho Công giáo bén rễ, nảy mầm, phát triển ở Thăng Long và Đàng Ngoài.

Chính quyền Thăng Long trục xuất các giáo sĩ quyết liệt năm 1629- 1630 nhưng lại đón tiếp tương đối rộng rãi sau đó. Tháng 3 năm 1631, tàu buôn của Bồ lại từ Ma Cao đến Thăng Long đem theo 3 giáo sĩ là Antonio Cardim, Antonio Fontes và Gaspard d’ Amaral. Linh mục Cardim kể lại: “Nhà vương cho một chiếc thuyền đi đón chúng tôi và bảo chúng tôi phải đi yết kiến nhà vương ngay. Nhà vương đã tiếp đón chúng tôi một cách hết sức

Một phần của tài liệu Những người nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)