ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng CHẨN đoán đái THÁO ĐƯỜNG, rối LOẠN DUNG nạp GLUCOSE, rối LOẠN GLUCOSE (Trang 33)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1.Địa điểm, thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Khám bệnh Bệnh viên Bạch Mai. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2013, BN được chia làm ba nhóm chính:

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:

2.1.2.1 Nhóm nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Nhóm nghiên cứu gồm tối thiểu 71 BN được chẩn đoán THA nguyên phát theo phân loại của Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam. Tăng huyết áp (THA) được xác định khi huyết áp tâm thu (HATTh) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Mỗi BN được làm xét nghiệm glucose máu lúc đói, nếu nồng độ glucose máu lúc đói từ 5,6 - 6,9 mmol/L là có RLGLĐ theo tiêu chí của Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) 2003 thì chọn vào nhóm nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ

- BN đã được chẩn đoán ĐTĐ từ trước. BN có nồng độ glucose máu lúc đói từ <5,6 mmol/l hoặc ≥ 7 mmol/L.

- BN không THA.

- Đột quỵ não cấp tính, cơn tăng huyết áp kịch phát, NMCT cấp.

- BN mắc các bệnh về thận như suy thận do VCT cấp, VCT mạn, sỏi thận, hẹp động mạch thận, viêm đường tiết niệu.

- Bệnh nhân suy gan nặng.

- Bệnh nhân đang dùng một số loại thuốc ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như nhóm glucocorticoid, niacin...

2.1.2.2. Nhóm chứng bệnh

Nhóm chứng bệnh gồm tối thiểu 71 người THA cùng giới, lứa tuổi, với nhóm trên, được xét nghiệm glucose máu lúc đói đều < 5,6 mmol/L và tiêu chuẩn loại trừ giống như tiêu chuẩn loại trừ của nhóm nghiên cứu.

2.1.2.3. Nhóm chứng thường

Nhóm chứng thường gồm 71 người khỏe mạnh, không bị THA, cùng giới, độ tuổi với nhóm bệnh, xét nghiệm glucose máu lúc đói đều < 5,6 mmol/L và tiêu chuẩn loại trừ giống như tiêu chuẩn loại trừ của nhóm nghiên cứu. Nhóm chứng thường làm xét nghiệm glucose máu lúc đói và insulin máu để lấy kết quả đối chứng kháng insulin ở người bình thường.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, cắt ngang, có so sánh. • Cỡ mẫu và chọn mẫu:

Áp dụng công thức tính cho nghiên cứu mô tả

22 2 1 2 2 2 1 1 1 ) 2 / 1 ( 2 1 ( ) ] ) 1 ( ) 1 ( [ ) 1 ( 2 [ p p p p p p Z p p Z n n − − + − + − = = −α −β Trong đó:

n1= Cơ mẫu của nhóm bệnh

n2 = Cơ mẫu của nhóm đối chứng )

2/ / 1 (−α

Z = Hệ số tin cậy (ở mức tin cậy 95%). )

1(−β (−β

Z = Lực mẫu (80%).

p1 = Tỷ lệ mắc biến chứng mắt ở nhóm bệnh (30%).

p2 = Tỷ lệ mắc biến chứng mắt ở nhóm đối chứng (8%). (Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Hoan[8])

Cơ mẫu tính được là n2 = n2 = 71 đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi lấy một nhóm đối chứng (nhóm chứng bệnh) là nhóm có THA nhưng không có RLGLĐ và một nhóm chứng thường là nhóm không bị THA và không có RLGLĐ. Vây cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là n1=n2=n3=71 bệnh nhân

2.2.1. Khai thác bệnh sử

- Họ và tên, năm sinh (tuổi), nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại.

- Tiền sử bản thân: khai thác bệnh nhân về tiền sử có mắc các bệnh như ĐTĐ, THA, các triệu chứng của bệnh tim mạch như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim. Các bệnh tai biến mạch máu não như: xuất huyết não, nhồi máu não. Các bệnh về thận như: viêm cầu thận cấp, mạn, sỏi thận, tiết niệu. Các bệnh về mắt như: glocom, giảm thị lực, đục thuỷ tinh thể.

- Tiền sử gia đình:bố, mẹ, anh chị em ruột có bệnh ĐTĐ?

- Thói quen hút thuốc: nếu bệnh nhân nào thường hút hơn 10 điếu/ngày và thời gian hút trên 3 năm được coi là nghiện thuốc.

- Thói quen uống rượu: Nếu bệnh nhân nào uống ≥30 ml rượu mạnh/ ngày, uống liên tục kéo dài ≥6 tháng được coi là nghiện rượu.

- Thói quen hoạt động thể lực: BN nào hàng ngày đạp xe, đi bộ hoặc chơi thể thao ≥30 phút/ngày và ≥5 ngày/tuần được coi là tích cực hoạt động thể lực, ngược lại được coi là ít vận động thể lực.

2.2.2. Khám lâm sàng

2.2.2.1. Đo chỉ số khối lượng cơ thể (BMI)

- Chuẩn bị bệnh nhân: Tất cả các thủ tục cân, đo được tiến hành vào

buổi sáng, BN nhịn ăn sáng, mặc quần áo mỏng, cởi bỏ giầy, dép, mũ.

- Chuẩn bị dụng cụ: Thực hiện trên bàn cân nhãn hiệu SMIC sản xuất tại

Trung Quốc có độ chính xác đến 0,1 kg.

- Các bước tiến hành:

* Đo chiều cao: BN đứng thẳng người theo tư thế đứng nghiêm, bốn điểm phía sau là chẩm, lưng, mông và gót chân áp sát thước đo. Từ từ hạ

thanh ngang của thước đo xuống. Khi thanh ngang của thước đo chạm điểm cao nhất của đỉnh đầu thì dừng lại và đọc kết quả. Đơn vị của chiều cao được tính bằng một và số đo được tính chính xác đến 0,5 cm.

* Đo cân nặng: Bệnh nhân được đo cân nặng đồng thời với đo chiều cao trên cùng bàn cân SMIC. Đơn vị đo cân nặng là kg và số đo được tính chính xác đến 0,5 kg.

* Tính chỉ số khối lượng cơ thể (BMI)

BMI (kg/m2) = cân nặng (kg) / [chiều cao (m)]2

Phân độ béo phì dựa theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á [1]

Bảng 2.1. Phân độ béo phì theo Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á

BMI (kg/m2) Phân loại

< 18,5 Gầy (thiếu cân)

18,5 - 22,9 Bình thường

23 - 24,9 Có nguy cơ

25 - 29,9 Béo phì độ I

≥ 30 Béo phì độ II

2.2.2.2. Đo chu vi vòng bụng, vòng mông, tính chỉ số eo - hông

- Chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ:

BN nhịn ăn sáng, mặc quần áo mỏng. Sử dụng thước dây có chia đơn vị đến 0,1 cm.

* Đo chu vi vòng bụng:

Vị trí đo sát bờ trên của xương mào chậu ngang qua rốn. Vòng thước đo qua bụng. Lấy kết quả vào thời điểm cuối của thì thở ra nhẹ, số đo chính xác đến 0,1 cm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng CHẨN đoán đái THÁO ĐƯỜNG, rối LOẠN DUNG nạp GLUCOSE, rối LOẠN GLUCOSE (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w