0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CHO GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRONG GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 35 -35 )

4. Nội dung bài nghiên cứu

2.2 Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

Trong thời gian qua, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ phân bổ cho ngành giáo dục - đào tạo để thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên và Chương trình xây dựng nhà ở sinh viên. Kết quả việc thực hiện các Chương trình này như sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 2005 - 2013

Đơn vị: tỷ đồng Tổng Ngân sách Nhà nƣớc Nguồn vốn huy động khác Tổng số TPCP/ Công trái NSĐP Đề án Kiên cố hóa trƣờng lớp học và nhà công vụ giáo viên Trong đó: 41.876,507 40.136,458 23.951,020 16.185,441 1.740,045 - Giai đoạn 2002- 2007 9.310,473 8.397,190 5.223,139 3.174,054 913,280 - Giai đoạn 2008- 2013 32.566,034 31.739,268 18.727,881 13.011,387 826,765 Chƣơng trình xây dựng nhà ở sinh viên 13.379,703 12.473,000 906,703 Tổng vốn TPCP

cho giáo dục - đào tạo

53.516,161 36.424,020 17.092,144 1.740,045

Nguồn: Bộ Giáo dục - đào tạo

Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên

Để xóa bỏ tình trạng học 3 ca, phòng học tạm thời các loại; Chính phủ đã phát hành Công trái giáo dục để thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường học trong giai đoạn 2002 - 2006 (Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002) và vốn Trái phiếu Chính phủ để tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2012 (Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 với tên gọi là “Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012”)

Tổng kinh phí thực hiện Đề án trong cả 2 giai đoạn (từ năm 2002 đến năm 2012) là 41.876 tỷ đồng, trong đó tổng vốn Công trái Chính phủ và Trái phiếu Chính phủ là 23.951 tỷ đồng - chiếm 57,19% tổng kinh phí Chương trình. Nếu tính

cả nguồn ngân sách địa phương thì tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm trái phiếu Chính phủ và ngân sách địa phương) là 40.136 tỷ đồng - chiếm 95,84 % tổng kinh phí thực hiện Đề án. Ngoài kinh phí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong kế hoạch năm 2013 Quốc hội đã cho phép bổ sung 1.600 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ các địa phương thanh toán nợ khối lượng các công trình thuộc danh mục Đề án đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa bố trí đủ vốn.

Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện Đề án đã tăng cường đầu tư xây mới phòng học nhằm xóa phòng học tranh tre nứa lá, phòng học tạm đáp ứng yêu cầu phục vụ học tập cho học sinh ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và bước đầu đáp ứng nhu cầu nhà công vụ cho giáo viên ở các vùng sâu, vùng xa.

Chương trình xây dựng nhà ở sinh viên

Để từng bước giải quyết khó khăn về nhà ở cho sinh viên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 về việc sử dụng nguồn vốn Trái phiếu chính phủ để đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 và Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 05/11/2010 quy định về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

Đến nay, tổng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ đã bố trí cho 29 tỉnh, thành phố và 02 Bộ Công an và Bộ Quốc phòng để đầu tư xây dựng các công trình nhà ở sinh viên là 12.473 tỷ đồng.

Như vậy, tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho giáo dục - đào tạo trong thời gian 2002 - 2013 là 36.424 tỷ đồng để thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên và Chương trình xây dựng nhà ở sinh viên. Việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã khuyến khích, thu hút thêm nguồn ngân sách địa phương 17.092 tỷ đồng và các nguồn vốn huy động khác 1.740 tỷ đồng.

2.3 Các nguồn vốn huy động trong nước (ngoài ngân sách Nhà nước)

Nguồn vốn huy động trong nước (ngoài ngân sách Nhà nước) bao gồm nguồn vốn huy động từ nguồn thu học phí; nguồn vốn huy động từ đóng góp của các doanh nghiệp, cơ quan có sử dụng lao động được đào tạo; nguồn vốn huy động từ hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ... Việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước đã tạo điều kiện bổ sung cho phát triển giáo dục - đào tạo, góp phần mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. Nhiều địa phương đã có những chủ trương, giải pháp linh động và sáng tạo để huy động các nguồn lực tài chính đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo.

Nguồn vốn huy động từ nguồn thu học phí: nguồn thu học phí có ý nghĩa kinh tế chính trị xã hội sâu sắc. Đối với nhà trường đó là khoản bù đắp một phần những chi phí quá lớn mà khả năng Ngân sách Nhà nước không đài thọ đủ. Đối với Nhà nước là thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đối với xã hội là phát huy trách nhiệm của cộng đồng cho sự nghiệp “trồng người” của đất nước.

Nguồn vốn huy động từ đóng góp của các doanh nghiệp, cơ quan có sử dụng lao động được đào tạo: Các doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu rất cao về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy, doanh nghiệp hiện này không những đóng vai trò là khách hàng của ngành giáo dục mà còn trực tiếp tham gia vào công cuộc giáo dục. Điển hình là một số doanh nghiệp tự mở trường đào tạo nghề, hay hình thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để đào tạo nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp. Chính phủ khuyến khích sự tham gia tích cực của các công ty, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc khai thác nguồn tài chính đầu từ cho giáo dục - đào tạo.

Nguồn huy động từ tư vấn chuyển giao công nghệ: hiện nay nguồn thu này chưa có quy định hướng dẫn việc đóng góp và sử dụng nhằm tái đầu tư. Phần lớn nguồn kinh phí này được phân phối hết cho người tham gia.

Các nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước giai đoạn 2005 – 2012 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.4: Các nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước giai đoạn 2005 – 2012 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng nguồn vốn ngoài NSNN 27.753 36.866 44.498 49.344 61.324 69.849 100.800 113.56 6 Nguồn vốn từ học phí 16.547 20.146 24.375 26.312 33.528 36.538 59.783 66.034 Các nguồn vốn khác 11.206 16.720 20.123 23.032 27.796 33.311 41.017 47.532

Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo

Từ bảng trên cho ta thấy nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước tăng nhanh qua các năm. Trong đó, nguồn vốn từ học phí chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 58,14% trên tổng số nguồn vốn ngoài NSNN. Điều đó cho thấy phát triển cho giáo dục – đào tạo đang ngày được quan tâm, chú trọng. Trong đó nguồn vốn huy động từ thu học phí lớn hơn nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp và tư vấn chuyển giao công nghệ. Điều này thể hiện giáo dục - đào tạo đã được phổ cập rộng khắp, số lượng học sinh được đến trường ngày càng gia tăng và số tiền học phí cũng được thay đổi để trang bị thêm nhiều thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại cho công cuộc phát triển giáo dục - đào tạo.

2.4 Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Tính đến nay, Bộ giáo dục - đào tạo Việt Nam đã có quan hệ và hợp tác chính thức với 69 nước, 15 tổ chức quốc tế và 70 tổ chức NGOs. Thông qua các hội nghị, hội thảo đó, Bộ giáo dục - đào tạo đã thu hút được một số lượng vốn đáng kể cho ngành giáo dục.

Tổng hợp nguồn vốn ODA cam kết trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo giai đoạn 2005 - 2013 được trình bày trong Biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Tổng hợp nguồn vốn ODA cam kết trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo giai đoạn 2005 - 2013

10874 556 11436 687 22310 1243 0 5000 10000 15000 20000 25000 2005 - 2009 2010 - 2013 2005 - 2013 Tổng số vốn ODA cam kết Số vốn ODA cam kết cho giáo dục - đào tạo

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Qua đồ thị trên có thể thấy cũng như nguồn vốn ODA cam kết cho Việt Nam, nguồn vốn ODA cam kết cho ngành giáo dục cũng có xu hướng chung là tăng lên trong giai đoạn 2005 - 2013. Tổng lượng vốn ngành giáo dục thu hút được trong giai đoạn 2005 - 2013 là 1243 triệu USD. So với các ngành khác thì số lượng vốn ODA thu hút được cho ngành giáo dục không nhiều (chỉ chiếm 5,57% lượng vốn ODA thu hút được cho Việt Nam giai đoạn 2005 - 2013 ) do quy mô của các dự án giáo dục nhỏ hơn, thậm chí có dự án chỉ có số vốn vài ngàn USD nhưng công tác thu hút nguồn vốn ODA của ngành giáo dục được đánh giá là thuận lợi và khá thành công do giáo dục luôn được các nhà tài trợ quan tâm. Có thể kể đến các nhà tài trợ chủ yếu là Nhật Bản, WB... Với số lượng dự án, lượng vốn đầu tư lớn cho nhiều cấp học. Ngành giáo dục đã thu hút được 104 dự án cho các cấp học. Giai đoạn 2010 - 2013 thu hút được 687 triệu USD, tăng 23,56% so với mức 556 triệu USD của giai

đoạn 2005 - 2009 (trong đó lượng vốn vay chiếm 45,4%, còn lại là vốn viện trợ không hoàn lại).

Đạt được những thành công trong thu hút nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục là do chế độ mở cửa được thực hiện, công tác quan hệ quốc tế phát triển và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách. Các tổ chức NGOs muốn hội nhập, đầu tư vào Việt Nam thông qua việc phát triển giáo dục ở Việt Nam. Hơn nữa, việc đầu tư vào giáo dục được coi là mang tính chất nhân đạo, đi đúng với mục tiêu của các nước hỗ trợ về xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường, nên có lẽ lượng vốn ODA thu hút được cho ngành giáo dục sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai.

Từ năm 2005 trở lại đây, việc giải ngân nguồn vốn ODA được cải thiện. Có thể nói giải ngân nguồn vốn ODA đợc coi là thước đo năng lực tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA. Trong giai đoạn 2005 – 2013 cùng với sự gia tăng lượng ODA thu hút, tỷ lệ giải ngân ODA trong ngành giáo dục cũng đã gia tăng đáng kể.

Bảng dưới đây sẽ cho ta biết tình hình giải ngân nguồn vốn ODA cho giáo dục - đào tạo ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013

Bảng 2.5: Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA cho giáo dục - đào tạo ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013

Đơn vị: Triệu USD

Năm

Lượng ODA giải ngân cho ngành giáo dục - đào

tạo

Lượng tăng giảm

Tuyệt đối Tương đối %

2005 46 2006 52 6 13,04 2007 58 6 11,54 2008 68 10 17,24 2009 82 14 20,59 2010 80 -2 -2,44 2011 85 5 6,25 2012 124 39 45,88 2013 86 -38 -30,65

Nhìn chung, lượng ODA giải ngân cho giáo dục tăng lên khá nhanh và ổn định (trung bình mỗi năm 75 triệu USD đã được giải ngân để hỗ trợ nguồn vốn cho Nhà nước). Lượng vốn giải ngân năm 2012 đạt mức cao nhất 124 triệu USD gần gấp 2,7 lần so với lượng giải ngân 46 triệu USD của năm 2005.

Tình hình giải ngân ODA trong ngành giáo dục đã đạt nhiều chuyển biến thuận lợi do nỗ lực của cả phía Việt Nam và nhà tài trợ. Hơn nữa, do số lượng dự án hỗ trợ kỹ thuật trong ngành giáo dục cao nên việc giải ngân số vốn này cũng dễ dàng hơn (áp dụng cơ chế giải ngân nhanh). Điều đó đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cho toàn ngành là làm sao đảm bảo những khoản giải ngân nhanh đó được đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết nhất và sử dụng hiệu quả nhất.

Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở các cấp học (trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý. Một số dự án điển hình sử dụng vốn vay ODA là: Dự án xây dựng Trường Đại học Việt Đức (vốn vay Ngân hàng Thế giới - WB) với mục tiêu xây thành một trường đại học, một trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam đạt trình độ khu vực và quốc tế; Dự án xây dựng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB) với mục tiêu xây dựng thành một trường đại học xuất sắc có cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, với mô hình tổ chức, phương thức quản lý hiện đại có tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao.

Các chương trình và dự án ODA đã và đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đặc biệt một số chương trình và dự án ODA được thiết kế nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường tiếp cận giáo dục cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, điển hình là:

- Dự án Trung học cơ sở vùng khó khăn nhất triển khai thực hiện tại 17 tỉnh được xác định là “khó khăn nhất” với nội dung chính là hỗ trợ thực hiện các mục tiêu về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, bình đẳng giới và chính sách đối với các nhóm đối tượng đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn,

vùng dân tộc góp phần khắc phục tình trạng phát triển giáo dục không đồng đều giữa các vùng, giữa các dân tộc.

- Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) triển khai tại 36 tỉnh (chủ yếu là các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn) với nội dung chính là cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam, giảm chênh lệch trong kết quả học tập và tăng tỷ lệ hoàn thành cấp học của học sinh tiểu học bằng việc hỗ trợ của Chính phủ cho quá trình chuyển đổi sang dạy - học cả ngày, ưu tiên cho nhóm học sinh tiểu học thuộc các tỉnh khó khăn được chọn tham gia Chương trình.

Việc thực hiện các chương trình và dự án ODA đã cung cấp những ý kiến tư vấn và chuyển giao tri thức cho Chính phủ Việt Nam nhằm phát triển nền giáo dục đáp ứng các yêu cầu cơ bản là phát triển toàn diện, bền vững, tiếp cận các giá trị và xu hướng phát triển tiên tiến của thế giới, duy trì bản sắc dân tộc trong hội nhập khu vực và thế giới. Một số nhà tài trợ còn cung cấp các học bổng Nhà nước để đào tạo một đội ngũ đáng kể sinh viên Việt Nam ở nước ngoài, tạo những điều kiện thuận lợi để tiếp nhận sinh viên Việt Nam du học tự túc, cũng như phát triển các quan hệ trực tiếp giữa các trường, viện nghiên cứu của nhà tài trợ với các đối tác Việt Nam.

Các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực dạy nghề được các nhà tài trợ đánh giá đạt hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu đề ra. Nhiều dự án lớn có tác động lan tỏa, có ảnh hưởng lâu dài đến lĩnh vực được đầu tư. Thông qua các hoạt động nâng cao năng lực của Dự án, cán bộ quản lý của ngành dạy nghề đã được nâng cao năng lực về công tác quản lý dạy nghề, hoạch định chiến lược, quản lý tài chính, hệ thống kiểm định, hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng, đánh giá và cấp văn bằng chứng chỉ, hệ thống thông tin dạy nghề, tăng cường quan hệ hợp tác với khu vực tư nhân, quản lý

Một phần của tài liệu THU HÚT ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CHO GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRONG GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 35 -35 )

×