PTN SILICATE

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập hường nghiệp về tham quan 1 số nhà máy, nhà xưởng (Trang 32)

Chức năng chung của PTN:

 Khoa học về công nghệ Silicate là một ngành khoa học thực nghiệm. Do đó việc đáp ứng nhu cầu thực nghiệm cho sinh viên ngành công nghệ Silicate là rất cần thiết. Hệ thống phòng thí nghiệm Silicate ra đời để đáp ứng nhu cầu đó.

 Là một hệ thống PTN dành riêng cho sinh viên khoa CNVL – ĐH Bách Khoa ĐHQG TPHCM thuộc tầng trệt nhà C4.

 PTN đã cơ bản đáp ứng được về máy móc, trang thiết bị, các loại vật liệu riêng cho chuyên ngành Silicate trong việc thực nghiệm các phương pháp nghiên cứu cơ bản về công nghệ Silicate, gần với quy trình sản xuất thực tế nhất

 Kết hợp với hệ thống PTN chung của khoa và xưởng Silicate, những nghiên cứu khoa học về vật liệu Silicate được thực hiện cách dễ dàng và tốt hơn

Các thiết bị trực thuộc PTN:

1).5 lò nung và 3 lò sấy: (thiết bị không thể thiếu trong sản xuất nhóm vật liệu ceramic).

Nung: là quá trình kết khối của vật liệu ceramic sau khi sấy, là sự biến đổi ở nhiệt độ cao, từ khối các dạng hạt rời tạo thành vệt thể rắn chắc.

 Theo dõi biến đổi khi nung, kiểm tra các khoáng tạo thành, kiểm tra các

 Nhiệt độ tối đa của lò khi nung có thể đạt từ 1000 - 1250 oC.

Sấy : có thể coi là khâu xử lý quan trọng bậc nhất đối với các sản phẩm gốm thô, gốm mỹ nghệ tạo hình bẳng đổ rót hoặc tạo hình dẻo, đó là quá trình thoát nước vật lý khỏi vật liệu bột hoặc vật liệu mộc (phần khuôn hình mới tạo, chưa xử lý nhiệt)

 Thông qua việc theo dõi tốc độ thoát ẩm của vật liệu sấy, có thể xác định được các thông số như: biến đổi độ ẩm, nhiệt độ của tác nhân sấy, độ co dài, độ co thể tích, độ bền cơ…theo thời gian của mẫu sấy.

 Mẫu cần gia nhiệt trong lò có thể gia nhiệt lên đến 100-200 oC.

2).Máy ép tạo hình thủy lực (hiệu máy Mignon S):

 Phương pháp ép tạo hình các sản phẩm có dạng phẳng, đều, tỉ lệ giữa chiều cao và đường kính không quá lớn

 Mẫu sau khi ép có thể có dạng hình hộp vuông hoặc hình chữ nhật

 Qua việc xác định lực ép thích hợp có thể tạo hình được sản phẩm có độ bền cơ của mộc cao nhất và có độ sít cần thiết

 Thường sử dụng phương pháp ép 2 cấp. Cấp đầu tiên ép chậm với áp suất nhỏ để loại bớt không khí ra ngoài, sau đó ép ở áp lực cao hơn

 Phương pháp ép đẳng áp thủy tĩnh nhằm

tạo áp lực đồng đều và giảm chênh lệch về áp lực trong mẫu ép

3).Máy ép đùn lento :

 Là phương pháp tạo hình dẻo

 Mẫu đất phải ở dạng dẻo và có độ dẻo cần thiết, tính dẻo của vật liệu phụ thuộc cấu trúc khoáng và kích thước hạt vật liệu

 Trục xoắn ốc của máy đưa vật liệu ra đầu ra

 Có nhiều đầu ra như : vuông, tròn, chữ T

4). Máy đo độ bền uốn:

 Sử dụng phương pháp 3 điểm: mẫu đo được đặt trên 2 giá đỡ, lực tác dụng tại 1 điểm tới khi mẫu bị phá hủy, ghi nhận lực phá hủy mẫu F từ đó tính được độ bền uốn.

 Mẫu thử nên có : tính đồng nhất cao, bề mặt bằng phẳng không có khuyết tật, hình dạng đồng đều, tốc độ tăng áp lực vừa đủ trong suốt thời gian thử.

 Về nguyên tắc, kích thước của mẫu không bắt buộc, có thể chỉnh kích thước của gối đỡ cho phù hợp với kích thước mẫu. Riêng các mẫu thử xi măng có tiêu chuẩn riêng ( 40x40x160mm).

5). Máy trộn vữa :

 Dùng để trộn vữa (gồm cát, nước, xi măng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Cơ cấu chuyển động không đồng trục để tạo hỗn hợp vữa đều hơn. nước được cho từ từ vào ống màu xanh phía trên máy.

6).Máy trộn chữ V:

 Dùng để trộn phối liệu mà không cần kết quả đồng nhất cao

 Chỉ trộn những phối liệu khô

 Máy thiết kế hình chữ V để khi đảo có thể trộn phối liệu được đều hơn.

7). Máy mài mẫu:

 Chức năng: làm nhẵn, bóng vật liệu, khi cần tạo bề mặt phẳng cho vật liệu.

 Vật liệu Silicate nào cần tao bề mặt nhẵn đều có thể mài.

 Thường sử dụng vật liệu phẳng.

 Có 2 phương pháp : mài nước ( để tăng độ bóng của bề mặt khi cần) hoặc mài khô.

8). Máy sàng rung (hiệu máy AS 200):

 Chức năng: phân loại cỡ hạt theo kích thước lỗ sàng, sàng là dụng cụ gồm các lưới sợi kim loại hoặc chất dẻo đan thành lỗ có kích thước khác nhau ( thường có hình vuông).

 Khi phân tích cỡ hạt bằng sàng, ta phân biệt được 2 nhóm hạt: trên sàng và dưới sàng. Thường dùng sàng với cỡ hạt nguyên liệu 6-8 mm hoặc hạt mịn 40-60 µm

9). Dụng cụ đo độ dẻo của đất sét:

Sử dụng phương pháp Pfefferkorn. Theo phương pháp này, độ biến dạng của mẫu thử được đo bằng 1 tấm phẳng.

Độ dẻo của mẫu thử được đánh giá gián tiếp bởi độ ẩm cần để tạo biến dạng chuẩn của mẫu thử

Mẫu thử hình trụ có kích thước : cao 40 ± 0,5 mm; đường kính 33 ± 0,5 mm.

10). Máy nghiền bi siêu tốc (hiệu máy SASSUOLO.ITALY):

 Cối và bi nghiền bằng cao nhôm.

 Chức năng: nghiền phối liệu, có tác dụng làm nhỏ, làm mịn các loại vật liệu.

 Tùy vào độ mịn cần của vật liệu mà số lượng bi bỏ vào khác nhau.

11). Máy nghiền búa :

 Cũng là để nghiền nhỏ vật liệu nhưng kích thước nhỏ, đơn giản, sử dụng bằng tay.

 Khi quay tay cầm, lưỡi dao quay nghiền vật liệu.

 Đáp ứng cơ bản cho 1 số nhu cầu nghiền nhỏ vật liệu mà không cần độ đồng nhất cao.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập hường nghiệp về tham quan 1 số nhà máy, nhà xưởng (Trang 32)