PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TINH ANH.doc (Trang 28 - 32)

Môi trường là toàn bộ những yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường thường bao gồm môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát, môi trường chung), và môi trường vi mô ( môi trường cạnh tranh, riêng biệt của ngành xây dựng)

3.1.1 Môi trường vĩ mô

a) Các yếu tố pháp luật, chính trị, chính sách:

Việt Nam, một hình ảnh mà trước đây khi nhắc tới người ta nói về vùng đất với những hình ảnh đau thương, nghèo nàn, bị chiến tranh tàn phá. Sau 35 năm hòa bình được lập lại Việt Nam thực sự thay da đổi thịt. Đất nước ngày càng phát triển. Với một nền chính trị ổn định, hòa bình. Việt Nam được đánh giá là một trog nhũng nươc yên bình nhất trên thế giới. Việt Nam ngày càng có tiếng nói trong khu vực và thế giới. . Đặc biệt khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mai thế giới WTO và là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiếp Quốc, đã nâng cao uy tín của mình trước toàn thế giới, tạo sự yên tâm lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư quốc tế.

Hiện nay, Chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo các nguồn tin mới cập nhật thì Chính Phủ vừa có những chính sách sau:

1. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất.

4. Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

6. Xây dựng và củng cố hệ thống trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong số các biện pháp được đưa ra, đáng chú ý là việc tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với việc tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho đối tượng doanh nghiệp này.

(Nguồn:VnExpess) Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tổ chức thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê hoặc dành quỹ đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và vườn ươm doanh nghiệp.

Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt động tín dụng theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b) Các yếu tố văn hóa xã hội: sự phát triển của đất nước ngày nay, không thể không có sự đóng góp của đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Do đó nhu cầu kinh doanh, đi lại ngày càng yêu cầu cao hơn. Do vậy, các công trình phục vụ cho nhu cầu đó của công ty như chợ, kho, cầu, cống…ngày càng tăng.

c) Các yếu tố kinh tế: Với những chính sách kinh tế, những hành động kịp thời và phần lớn là hợp lý. Chính phủ đã đưa con tàu kinh tế kề đích một cách an toàn và hiệu quả. Cụ thể, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao và ổn định qua các năm cụ thể như năm 2006 GDP của Việt Nam đạt 8,17%, năm 2007 đạt 8,5%. Nhưng năm 2008 GDP

Việt Nam chỉ đạt 6,23%, thấp hơn so với năm 2007 vì Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của đợt khủng hoảng kinh tế thế giới Tổng kết tình hình kinh tế trong năm 2009, Chính phủ đã trình ra Quốc hội những thành tích đáng trân trọng: tăng trưởng GDP 5,2%, trên mức trung bình khu vực. Lạm phát được duy trì ở mức dưới hai con số. Để hiểu được những nỗ lực mà Chính Phủ đã cố gắng, chúng ta phải biết là trong năm qua. Một số nước như Mỹ, Pháp, Đức, Anh đã có kết quả là tăng trưởng âm. Vậy mà Việt Nam vẫn tăng trưởng khá, đây là một kết quả đáng để chúng ta tự hào

Tuy nhiên, trong thời gian qua với tình hình lạm phát cao. Từ đó dẫn đến việc huy động tiền trong nền kinh tế gặp khó khăn. Nếu tình trạng này kéo dài, thì ngành sản xuất phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành xây dựng, ngành mà chủ yếu hoạt động bằng vốn vay, xoay vòng vốn.

d) Các yêu tố khác: Với đặc điểm khu vực, có 2 mùa mưa nắng riêng biệt. Hàng năm có các cơn bão đổ và gây thiệt hại cho các công trình xây dựng. Đặc biệt, hàng năm có hơn 3 tháng bị lụt. Điều này cũng gây ra những tổn thất to lớn cho ngành xây dựng.

Với tình hình công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển . Các công nghệ này đem lại hiệu quả thi công cao, tuy nhiên chi phí đầu tư rất lớn. Ngành công nghệ vật liệu cũng phát triển mạnh mẽ với các loại vật tư, sản phẩm mới được ra đời có tính năng ưu việt hơn, chất lượng hơn và thẩm mỹ hơn.

3.1.2 Môi trường vi mô

a) Đối thủ trực tiếp:

Do điều kiện của ngành, với suất sinh lợi cao. Thị trường dồi dào. Nên công ty có các đối thủ rất mạnh, có uy tín, kinh nghiệm lâu năm trên thị trường. Ta có thể liệt kê các đối thủ như sau:

Bảng thống kê tên các đối thủ

STT Tên công ty

1 2 3

Công ty cơ khí An Giang Công ty TNHH Hương Giang DNTN Ba Hưng

5 Công ty Kim Ngọc

Trong tương lai, sẽ có nhiều đối thủ xuất hiện. Làm giảm thị phần của công ty. Nhưng với những hướng chính xác, kinh nghiệm của mình. Công ty sẽ có những bước tiến ngày càng chắc hơn trong tương lai.

b) Khách hàng: Khách hàng là một bộ phận không thể tách rời và là một nhân tố quan trọng trong môi trường cạnh tranh. Sự trung thành của khách hàng là một lợi thế lớn cho công ty, sự trung thành này được tạo dựng bởi sự thỏa mãn các nhu cầu và đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.

Xã hội ngày càng phát triển làm cho nhận thức, nhu cầu của con người ở mức cao hơn tức là với mức giá thấp cạnh tranh khách hàng vẫn muốn có được các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. Khách hàng luôn muốn “được càng nhiều càng tốt, nhưng tiền bỏ ra càng ít càng tốt”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Nhà cung cấp: sức ép từ phía nhà cung cấp là cực lớn. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công ty như sắt, thép, xi măng… Do mỗi công trình có giá trị tương đối lớn, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chủ yếu dựa vào vốn vay nên có tỷ trọng vốn vay lớn. Do những hạn chế của hệ thống ngân hàng về vốn vay ngắn hạn, nên khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp càng khó nhăn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu khác nhau. Tuy nhiên các sản phẩm có thể đáp ứng được chất lượng, làm thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng cũng như nhà thầu thì không nhiều, các thương hiệu có thể kể ra là: thép Pomina, thép Nhà Bè, thép Miền Nam, xi măng Hà Tiên, Hocim, Tây Đô...Do tình hình cung cấp như vậy, nên tình hình cung cấp nguyên vật liệu có lúc có những tiêu cực.

d) Đối thủ tiềm ẩn: Khi Việt Nam chính thức gia nhập vào WTO cũng là yếu tố ảnh hưởng lâu dài tới hoạt động kinh doanh của công ty. Việc thông thoáng hơn trong các chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài khi hội nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong tương lai với các doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó, các công ty trong nước, cùng ngành cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TINH ANH.doc (Trang 28 - 32)