Thuyết trình nêu vấn đề: là PP truyền đạt thông tin và tri thức đến HS bằng lời nói PP này hiện nay khá phổ

Một phần của tài liệu Những vấn để chung về giáo dục hướng nghiệp trong đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 26 - 34)

tri thức đến HS bằng lời nói. PP này hiện nay khá phổ biến.

ưu điểm: giải thích nội dung bài học có hiệu quả để, trình bày nhanh, GV có kinh nghiệm cần ít thời gian để chuẩn bị bài.

Nhược điểm: Không thu được thông tin phản hồi, HS dễ

chán vì không tham gia tích cực vào việc xây dựng chủ đề, mức độ lưu giữ thông tin thấp.

Để thực hiện GV cần: chia chủ đề ra thành từng phần theo ND, TG tiến hành; trình bày từng chủ đề rõ ràng, súc tích; dùng các câu hỏi gợi ý; khuyến khích đưa ra câu hỏi; chuẩn bị TBDH để hỗ trợ bài giảng.

2- Dạy học theo tình huống (DHTTH): PP này được tổ chức theo chủ đề phức hợp gắn với những tình huống thực của cuộc sống, nghề nghiệp, việc học được tổ chức trong 1 môi trư ờng được cấu trúc hoá.

Ưu điểm: HS có điều kiện trao đổi với nhau, với GV, được nhận xét, trình bày suy nghĩ, hiểu biết về cuộc sống, về nghề nghiệp, về việc chọn nghề tương lai.

Nhược điểm: Nếu GV không hiểu sâu, không nhanh sẽ rất khó trả lời đúng và kịp các tình huống HS đưa ra.

Trong GDHN tình huống đưa ra phải là tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực. Tình huống đưa ra phải vừa sức, được diễn giải phù hợp với tâm lý lứa tuổi của HS, gắn với kinh nghiệm sống và nghề nghiệp tư ơng lai của HS.

PP DHTTH được tiến hành theo 6 bước: HS nhận biết TH và những vấn đề cần giải quyết; thu thập thông tin cần thiết để g/q vấn đề; thảo luận trao đổi để tìm PA; so sánh các PA; trình bày bảo vệ PA lựa chọn; so sánh vận dụng lấy ví dụ.

3- Dạy học dự án (DHDA): 1 PP hay 1 hình thức dạy học, trong đó người thực hiện 1 nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành với tính tự lực cao từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện dự án, kiểm tra điều chính và đánh giá.

Ưu điểm: kích thích động cơ, hứng thú học tập; phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm; phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực cộng tác làm việc của HS.

Nhược điểm: đòi hỏi nhiều thời gian, điều kiện thực hiện và năng lực tổ chức của GV.

DHDA được thực hiện theo 5 bước: Chọn đề tài và xác định mục đích DA; xây dựng đề cương và KH

4- Dạy học theo nhóm nhỏ: là PPDH có hiệu quả trong tổ chức hoạt động GDHN cho HS PT.

Ưu điểm: tạo cơ hội cho HS tham gia hoạt động học tập, tạo sự hấp dẫn và cuốn hút mọi thành viên làm việc; có thể huy động được nhiều kinh nghiệm, khả năng và kiến thức của các thành viên trong lớp; cơ hội cho HS học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ nhau, tìm giải pháp giải quyết những tình huống học tập trong GDHN.

Nhược điểm và khó khăn: không điều hành tốt, thảo luận nhóm có thể biến thành cuộc tranh cãi vô bổ; một số HS có thể lấn át khi thảo luận; thường mất nhiều thời gian và bỏ qua nhiều vấn đề khó giải quyết; GV phải có kỹ năng điều phối tốt.

5-Tổ chức thảo luận lớp về nội dung HN: PP này đòi hỏi tính tích cực cao ở mỗi HS, đòi hỏi GV phải thành thạo về kỹ năng điều hành nhằm mục đích khuyến khích HS trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và biết cách làm việc với người khác.

Ưu điểm: giúp HS nhận thức sâu sắc và xử lý thông tin nhanh; HS hiểu được quan điểm của bạn; HS phân tích, đánh giá được nhiều tình huống học tập do GV đưa ra; HS học cách lập luận, lý giải được vấn đề chọn nghề.

Các bước tiến hành: chuẩn bị chủ đề; chuẩn bị các câu hỏi, vấn đề thảo luận: điều hành thảo luận; GV

6 - Tổ chức trò chơi theo chủ đề HN: là PP có hiệu quả để thu hút sự tham gia của HS nhằm giúp các em hứng thú, giảm bớt mệt mỏi trong quá trình học tập.

GV lưu ý các trò chơi phải dễ tổ chức và dễ thực hiện. Có thể sử dụng PP này để khởi động, làm thư giãn đầu óc của HS khi giới thiệu chủ đề mới.

Các bước tiến hành: phổ biến luật chơi; đảm bảo HS nắm được quy tắc chơi; GV rút kết luận qua trò chơi.

7- Đóng vai (diễn kịch), mô phỏng: là PP cơ bản để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS. Đóng vai là cơ hội để HS thực hành một số nhiệm vụ hay ứng xử nào đó trong một môi trường mẫu trước khi các tình huống thực xẩy ra. Qua đóng vai HS biết xử lý thông tin, ứng dụng những lý thuyết đã học vào thực tế sinh động và đa dạng.

Thực hiện PP này GV lưu ý tạo điều kiện cho HS thực hành kỹ năng ra quyết định chọn hướng đi của mình; giúp HS thực hành kỹ năng giao tiếp; có thể áp dụng PP này để tạo tình huống trước khi thảo luận 1 chủ đề nào đó; kích thích HS thảo luận sôi nổi các chủ đề được nêu ra.

Một phần của tài liệu Những vấn để chung về giáo dục hướng nghiệp trong đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(40 trang)