Bài 2: Nối phép tính với số thích hợp
- GV đưa bảng phụ đã ghi bài tập 2, yêu cầu HS nhận xét và suy nghĩ cách làm. - HS lên bảng nối phép tính với số thích hợp.( mỗi HS nối 1 bài)
- GV hướng dẫn HS củng cố phép cộng và trừ trong phạm vi 8, 9.
Bài 3: GV cho HS nêu yêu cầu đề bài. - HS tự làm bài. GV giúp đỡ hs yếu. - Gọi HS chữa bài.
- GV lưu ý HS dựa vào bảng cộng các số đã học và mối quan hệ giừa phép cộng và phép trừ để so sánh.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- GV yêu cầu HS dựa vào hình vẽ vở bài tập toán nêu bài toán sau đó HS viết phép tính thích hợp.
- GV lưu ý HS nêu các tình huống có thể xảy ra, rồi viết phép tính phù hợp với tình huống đó.
Bài 5:
tam giác.
- Bài này GV yêu cầu HS khá, giỏi làm.
3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học.- Về làm bài vào vở ô li các bài tập trong SGK. - Về làm bài vào vở ô li các bài tập trong SGK.
Học vần VẦN: ăm - âm
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.
- Đọc được từ và câu ứng dụng: Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thứ, ngày, tháng, năm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 61 - Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc từ: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam.
- Cả lớp viết từ: rừng tràm 2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK. GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần mới ăm, âm
- GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần ăm
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần ăm trên bảng. - HS thực hành ghép vần ăm. GV quan sát giúp đỡ hs yếu ghép vần.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần ăm. GV nhận xét. + HS yếu đọc lại á- mờ- ăm/ ăm
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp).
- GV yêu cầu HS ghép tiếng tằm, từ nuôi tằm và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc lại: ăm - tằm- nuôi tằm