Xúc tiến thương mại, thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ở thành phố hà nội (Trang 28)

Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại và dành nguồn ngân sách từ 5-7 tỷ đồng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền của ngành.

Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho chủ trang trại, đồng thời đẩy mạnh liên kết để các trang trại có thể tự chủ trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, gắn kết giữa nhà nước – nhà sản xuất – nhà chế biến và tiêu thụ.

KẾT LUẬN

Sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại là biểu hiện của mô hình phát triển kinh tế mới nảy sinh trong tình hình nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nó mang tính quy luật chuyển từ hình thức tự cung, tự cấp của gia đình sang sản xuất chuyên môn hóa quy mô lớn của trang trại. Kinh tế trang trại thành phố Hà Nội tuy mới phát triển nhưng đã trở thành hình thức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền, địa phương. Kinh tế trang trại với nhiều loại hình phát triển và quy mô khác nhau với các trang trại nuôi trồng thủy sản đã đem lại hiệu quả cao góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. Song bên cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế nhất định về cả cách quản lý cũng như các chính sách về đất đai, vốn, cách thức đầu tư không đúng cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ở thành phố hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w