Đặc điểm các kiểu địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Đặc điểm các kiểu địa hình

Trên cơ sở phân tích đặc trƣng về nguồn gốc – hình thái, có thể phân chia khu vực nghiên cứu thành các kiểu địa hình với các đặc trƣng sau:

I. NHÓM ĐỊA HÌNH NÚI

1. Dãy núi trung bình địa lũy khối tảng trên đá phun trào axit hệ thầng Tam Đảo

Chiếm một diện tích nhỏ, nằm ở phía tây huyện – ranh giới tiếp giáp với Vĩnh Phúc và thuộc dãy núi Tam Đảo (Từ Phúc Xuyên tới Quân Chu). Kiểu địa hình này đƣợc hình thành do nhân tố chủ đạo là kiến tạo-địa lũy, địa hình núi trung bình với độ cao 700m trở lên và có một số đỉnh cao trên 1200m. Địa hình đƣợc cấu tạo bởi các đá phun trào axit (J-K) thuộc hệ tầng Tam Đảo nhƣ: Riolit pocfia, riolit, riolit đaxit cấu tạo, riolit ban tinh lớn… Kiểu địa hình này có một vài bề mặt san bằng nhƣng diện tích rất nhỏ, sƣờn có độ dốc lớn (trên 300), các suối cắt vào đều ngắn và dốc; tính phân bậc địa hình không rõ. Năng lƣợng địa hình lớn nên rất dễ xảy ra các quá trình trọng lực sinh tai biến. (Trên bình đồ, các đƣờng đồng mức cao có dạng thẳng và gần nhƣ song song với đƣờng phân thủy của dãy núi.

2. Sườn dãy núi thấp rìa khối nâng địa lũy trên đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Nà Khuất

Nằm tiếp giáp ngay phía đông của kiểu địa hình số 1, đây là khu vực sƣờn dãy núi thấp nằm trên đá trầm tích lục nguyên thuộc phụ hệ tầng trên của hệ tầng Nà Khuất, trên các đá có tuổi địa chất T2. Thành phần các đá ở đây bao gồm: Cát kết, bột kết màu từ tím gụ, xám vàng, xen kẹp trong đó là các lớp tuf riolit. Đôi nơi trong đá còn gặp các lớp cuội kết và các thấu kính quăczit. Tại ranh giới tiếp xúc với khối granit núi Pháo các đá hệ tầng Nà Khuất bị biến chất nhiệt, bị sừng hoá thành một dải hẹp uốn lƣợn theo ranh giới. Thế nằm các đá ở đây không ổn định, thay đổi xê dịch của sự hoạt động của các hệ thống khe nứt nhỏ. Địa hình phát triển chủ yếu trên các thành tạo trầm tích hệ tầng Nà Khuất là dạng sƣờn núi thấp độ dốc trên 250

3. Khối núi thấp – trung bình khối tảng trên đá trầm tích hạt thô hệ tầng Vân Lãng

Hình thành ở phía tây bắc của huyện, khu vực núi thấp – trung bình của xã Yên Lãng, Minh Tiến, Na Mao, Phú Cƣờng. Độ cao trung bình 200-700m, với đỉnh cao nhất đạt 747m, độ dốc từ 150

-300. Kiểu địa hìnhnày hình thành trên các đá cát kết, bột kết, cuội kết hạt thô, đá phiến sét màu xám đen; có thấu kính than, sét than tuổi trong Trias muộn.

4. Dãy núi cấu trúc – bóc mòn trên đá trầm tích hạt thô hệ tầng Sông Cầu

Kiểu địa hình này đƣợc hình thành ở dãy núi thấp dạng dải thuộc các xã Minh Tiến, Phú Cƣờng, Phúc Lƣơng, Đức Lƣơng; độ cao trung bình 200-400m, độ dốc 8- 200. Phụ hệ tầng 2 của hệ tầng sông Cầu, tuổi D1. Đá phiến cát kết dạng quaczit xen kẽ đá phiến sét – xerixit, thấu kính cát kết, đá phiến sét; silic đá vôi sét.

5. Dãy núi thấp uốn nếp – khối tảng trên đá trầm tích biến chất hệ tầng Phú Ngữ

Kiểu địa hình phân bố ở các xã giáp ranh Phúc Lƣơng, Đức Lƣơng, Phú Lạc, Phục Linh; là những dãy núi và khối núi thấp trên đá trầm tích biến chất thuộc hệ tầng Phú Ngữ, phụ hệ tầng 1,2,3; độ cao 400 – 600m, địa hình tƣơng đối thoải, độ dốc thoải 8-150. Địa hình đƣợc thành tạo trên các loại đá quaczit, đá phiến thạch anh, đá phiến sét xen cát kết, đá phiến grafit, bột kết, đá vôi sét, đá sừng thạch anh – pyroxen.

6. Dãy núi thấp khối tảng trên đá xâm nhập bazơ hệ tầng Núi Chúa

Kiểu địa hình này tập trung ở các xã Phục Linh, Tân Linh hình thành trên đá xâm nhập bazơ và trung tính phức hệ núi Chúa nhƣ gabro, diabas, diorit biotit- pyroxen; độ cao 100 – 600m nhƣng phần lớn có độ cao 200-300m, địa hình có độ dốc thoải 8-150, một phần nhỏ diện tích có độ dốc lên tới 250

.

7. Khối núi thấp khối tảng trên đá magma xâm nhập axit hệ tầng Núi Điệng

Kiểu địa hình này hình thành ở khu vực núi Điệng và một số khối núi lân cận thuộc xã Phú Xuyên, La Bằng, Tân Thái, Cù Vân; địa hình dạng khối, có độ cao 300-700m, độ dốc 15-250. Địa hình đƣợc hình thành trên hệ tầng núi Điệng (Trias muộn), với các đá magma xâm nhâp axit nhƣ granit, granit biotit.

8. Dãy núi thấp cấu trúc – bóc mòn trên đá trầm tích hệ tầng Nà Khuất: Chiếm một diện tích khá nhỏ thuộc xã Tân Thái và An Khánh có dạng dải với độ

cao 200-400m, độ dốc 8-150; thuộc hệ tầng Nà Khuất (Trias giữa, phụ hệ tầng dƣới) trên các đá trầm tích nhƣ bột kết, sét kết màu xám tối, xám tím, xám lục.

9. Dãy núi thấp cấu trúc – bóc mòn trên đá trầm tích hạt thô hệ tầng Hà Cối

Địa hình kéo dài dạng dải ở phía đông của Vạn Thọ và Cát Nê có độ cao trung bình từ 200-400m, địa hình khá dốc, với độ dốc khoảng 15-250. Với các đá trầm tích J-K hạt thô nhƣ: Cát kết hạt thô đến trung bình, cát kết dạng quaczit, bột kết, cuội kết thạch anh silic.

II. NHÓM ĐỊA HÌNH ĐỒI – NÚI THẤP

10. Đồi – núi thấp bóc mòn trên đá trầm tích biến chất hệ tầng Phú Ngữ

Kiểu địa hình phân bố ở các xã giáp ranh Hùng Sơn, Phú Lạc, Phục Linh; địa hình đồi cao, núi thấp trên đá trầm tích biến chất thuộc hệ tầng Phú Ngữ, phụ hệ tầng 1; độ cao 100 – 300m, địa hình tƣơng đối thoải, độ dốc thoải 8-150. Địa hình đƣợc thành tạo trên các loại đá quaczit, đá phiến thạch anh, đá phiến sét xen cát kết, đá phiến grafit, bột kết, đá vôi sét, đá sừng thạch anh – pyroxen.

11. Đồi – núi thấp bóc mòn trên đá trầm tích hệ tầng Sông Cầu

Kiểu địa hình này đƣợc hình thành ở dãy núi thấp dạng dải thuộc các xã Minh Tiến, Phúc Lƣơng; độ cao trung bình 80-300m, độ dốc 8-150. Phụ hệ tầng 2 của hệ tầng sông Cầu, tuổi D1. Đá phiến cát kết dạng quaczit xen kẽ đá phiến sét – xerixit, thấu kính cát kết, đá phiến sét; silic đá vôi sét.

12. Đồi – núi thấp bóc mòn trên đá magma axit phức hệ Núi Điệng

Nằm tạo thành một dải dài ở phía đông của kiểu địa hình số 2 kéo dài từ Yên Lãng xuống Quân Chu, một phần xã Tân Thái. Địa hình dạng đồi – núi thấp với độ cao từ 80-200m, độ dốc 8-150. Địa hình đƣợc hình thành trên hệ tầng núi Điệng (Trias muộn), với các đá magma xâm nhâp axit nhƣ granit, granit biotit.

13. Đồi cao dạng bát úp trên đá trầm tích hệ tầng Sông Cầu

Kiểu địa hình này dạng bát úp, đỉnh tròn, sƣờn thoải nằm riêng biệt, có độ cao dƣới 200-400m, độ dốc 8-150, thuộc các xã Phú Cƣờng, Đức Lƣơng, ranh giới giữa Lục Ba, Văn Yên, Vạn Thọ. Hình thành trên các đá trầm tích hệ tầng sông Cầu với các trầm tích tuổi Devon sớm nhƣ cuội kết, sạn kết, đá vôi, đá phiến sét, quaczit… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là dạng địa hình bóc mòn trên các đá trầm tích lục nguyên Mezozoi, nằm ở phía Đông của huyện thuộc các xã Cù Vân, Phục Linh, Hà Thƣợng. Địa hình gồm dạng đồi cao, nằm riêng biệt giữa các cánh đồng dạng gò thềm giữa núi với các bậc thềm sông và tích tụ hỗn hợp; địa hình bóc mòn khá thoải, tầng kết von đá ong có điều kiện phát triển.

15. Đồi cao trên đá magma bazơ phức hệ Núi Chúa

Kiểu địa hình này chiếm một diện tích khá rộng của các xã Na Mao, Yên Lãng, Phú Lạc, Phục Linh, Hùng Sơn, Hà Thƣợng. Địa hình đƣợc hình thành trên các đá magma bazơ của phức hệ núi chúa, với độ cao trong khoảng 50-150m. Đây là dạng đồi sót, nằm giữa các cánh đồng thoải 3-80

.

16. Gò – đồi thoải trên các thành tạo khác nhau

Phân bố rải rác trong khu vực huyện, nhiều hơn cả ở khu vực Quân Chu, đƣợc thành tạo bởi các trầm tích có nguồn gốc khác nhau. Địa hình gồm những quả đồi riêng biệt đƣợc ngăn cách bởi các thung lũng rộng. Độ cao dƣới 100m, độ dốc 8- 150. Quá trình laterit hóa diễn ra mạnh, xuất hiện tầng tích tụ đá ong trong đất.

III. NHÓM ĐỊA HÌNH ĐỒNG BẰNG VÀ THUNG LŨNG

17. Đồng bằng dạng gò thoải giữa núi với các bậc thềm sông và bề mặt tích tụ hỗn hợp: Quá trình hoạt động xói mòn của dòng chảy, dải thềm này bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ, mặt thềm không còn giữ đƣợc hình dạng ban đầu là bằng phẳng mà trở nên hơi lồi lõm phức tạp, bị rửa trôi, xói mòn bởi nhiều khe rãnh. Bề mặt thềm đƣợc tích tụ từ những tích tụ bở rời gồm sét, bột, cát… có lẫn cả các tảng có kích thƣớc đƣờng kính 30 – 50cm, bề mặt nằm nghiêng thoải 8 – 150

theo địa hình, có tuổi Pleistocen. Đất canh tác trên bề mặt khu vực này kém màu mỡ do xuất hiện tầng loang lổ đỏ, có khi xuất hiện cả đá ong.

18. Thung lũng với hệ thống bãi bồi và thềm sông bậc I

Địa hình đƣợc hình thành do hoạt động của dòng chảy, bãi bồi và thềm bậc 1 chiếm diện tích khá lớn trong khu vực, tạo thành các dải dọc theo các thung lũng và các cánh đồng giữa núi. Thành phần vật chất chủ yếu gồm cát, bột, sỏi, cuội; đƣợc thành tạo trong hệ Đệ Tứ (Q). Kiểu địa hình này nằm ở các thung lũng, hiện nay đƣợc ngƣời dân sử dụng cấy lúa.

19. Thung lũng bóc mòn – tích tụ giữa núi

Chiếm diện tích rất nhỏ ở phía Tây của huyện, là những thung lũng hẹp dạng chữ V, tồn tại giữa các khối núi và dãy núi có độ cao tuyệt đối khoảng trên 700m. Đây là các thung lũng hình thành từ các đứt gãy và các suối xâm thực đầu nguồn. Trầm tích bề mặt cấu tạo từ các vật liệu trên sƣờn chuyển xuống, thành phần khá đa dạng nhƣng chủ yếu là vật chất thô.

Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ ĐỊA MẠO CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN ĐẠI TỪ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 46)