Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ của Agribank chi nhánh Đồng Tháp (Trang 41)

Agribank chi nhánh tỉnh Đồng Tháp được thành lập ngày 23/6/1988 theo quyết định của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước (trụ sở tại Thị xã Sa Đéc vừa làm nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh 7 chi nhánh huyện vừa trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Sa Đéc).

Về mặt tổ chức, Agribank chi nhánh Đồng Tháp khi ấy là đơn vị mới được thành lập nhưng về tài sản và nhân sự là kết quả sát nhập các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Quỹ tiết kiệm Xã hội Chủ nghĩa và Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Đồng Tháp.

Giai đoạn đầu (7/1988 - 1990), Agribank chi nhánh Đồng Tháp hoạt động trong bối cảnh các ngành, các địa phương trong tỉnh mạnh dạn “bung ra” thành lập các công ty, xí nghiệp (bình quân mỗi huyện có từ 5 đến 10 đơn vị kinh tế quốc doanh). Thành lập nhiều xí nghiệp quốc doanh nhưng vốn lưu động hầu như không có nên tạo sức ép đối với ngân hàng trong việc cho vay, bảo lãnh vay vốn hoặc mua hàng trả chậm đối với các xí nghiệp quốc doanh. Tháng 7/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định về việc giải thể, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tại tỉnh Đồng Tháp, thực hiện quyết định này, chủ yếu đối với DNNN

cấp huyện và các xí nghiệp đời sống, đã mở đầu một thời kỳ khủng hoảng cho chi nhánh Agribank từ tỉnh xuống huyện, vì trên 80% dư nợ của ngân hàng chi nhánh tỉnh là cho vay đối với DNNN cấp huyện. Đến 31/12/1990, tổng dư nợ 57.036 triệu, trong đó nợ quá hạn trên cân đối 38.693 triệu (chiếm 68% tổng dư nợ). Kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến hoạt động của chi nhánh và đời sống cán bộ nhân viên gặp khó khăn.

Sang giai đoạn 1991 - 2000, Agribank chi nhánh Đồng Tháp tiếp tục xử lý những tồn tại cũ, đồng thời rút kết nhiều bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành và tác nghiệp. Theo chủ trương của cấp trên, đơn vị giảm 50 biên chế; bố trí lại mạng lưới từ tỉnh đến Phòng giao dịch; chuyển trụ sở chính từ Thị xã Sa Đéc về Thị xã Cao Lãnh (Bây giờ là thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp). Thời kỳ này, hoạt động của chi nhánh được đánh giá là ổn định và có tăng trưởng. Đây cũng là giai đoạn các cơ chế nghiệp vụ tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện cho Agribank chi nhánh tỉnh Đồng Tháp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh được giao, đồng thời chuyển hướng đầu tư từ chỉ cho vay doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã sang cho vay hộ sản xuất nông nghiệp.

Giai đoạn tiếp theo 2001 - 2010: Với 167 cán bộ nhân viên, chi nhánh đã có 12 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của NHTM, phục vụ đông đảo khách hàng thuộc mọi tầng lớp kinh tế và dân cư. Chi nhánh đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động, tự trang trải và đã đạt được những kết quả quan trọng, xác lập được vị thế, trở thành một địa chỉ quen thuộc, tin cậy của khách hàng đến gửi tiền. Đơn vị còn thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn dài hạn của Agribank thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu đồng thời chi nhánh cũng được biết đến như một đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các dự án lớn, trọng điểm của nhà nước trên địa bàn tỉnh và cung cấp các dịch vụ ngân hàng chất lượng như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế,…

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank chi nhánh Đồng Tháp luôn chú trọng công tác xã hội - từ thiện với số tiền có xu hướng tăng dần hàng năm. Năm

2011, chi nhánh đóng góp ủng hộ trẻ em nghèo hiếu học, học bổng, xây nhà ở cho hộ nghèo trên 2,2 tỷ đồng; năm 2012 đóng góp xây nhà ở cho hộ nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát học bổng trên 5,5 tỷ đồng.; Vào năm 2013 trao học bổng Nguyễn Sinh Sắc tại 12 huyện thị thành 2,45 tỷ đồng, trao xe cứu thương cho 04 huyện với số tiền 2,4 tỷ đồng

Qua 25 năm xây dựng, trưởng thành, Agribank chi nhánh Đồng Tháp đã khẳng định là NHTM quốc doanh lớn nhất tỉnh, được sự tín nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương – tự hào là người bạn đồng hành của nông dân.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Hình 2. 1: Cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh Đồng Tháp

(Nguồn: Agribank chi nhánh Đồng Tháp)

Phòng Điện toán Phòng hành chính và nhân sự Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phòng Tín dụng Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Dịch vụ, Marketing Ban Giám Đốc Các Ngân hàng cơ sở Các Phòng giao dịch

3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bán lẻ của Agribank chi nhánh Đồng Tháp thời gian qua

3.2.1 Kết quả từ hoạt động huy động vốn bán lẻ

Bảng 2. 1: Công tác huy động vốn bán lẻ tại chi nhánh giai đoạn 2009 – 2013

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tiêu chí

2009 2010 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%)

Tổng vốn huy

động 2.039 100 2.371 100 2.934 100 3.648 100 5.182 100

Phân theo kỳ hạn Tiền gửi không

kỳ hạn 334 16,4 334 14,1 431 14,7 505 13,8 733 14,1 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.393 68,3 1.906 80,4 2.388 81,3 3.075 84,3 3.325 64,2 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 312 15,3 131 5,5 115 4,0 68 1,9 1.124 21,7

Phân theo thành phần kinh tế Tiền gửi dân

cư 1.547 75,9 1.877 79,2 2.267 77,3 3.020 82,8 4.157 80,2

Tiền gửi của tổ chức kinh tế và khác

492 24,1 494 20,8 667 22,7 628 17,2 1.025 19,8

Hình 2. 2: Tình hình gia tăng tổng vốn huy động bán lẻ tại chi nhánh giai đoạn 2009 – 2013

(Nguồn: Agribank chi nhánh Đồng Tháp)

- Với chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi đã làm cho hoạt động huy động vốn từ đối tượng là cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mức tăng trưởng nhất định trong các năm. Năm 2009 tổng vốn huy động bán lẻ của chi nhánh đạt 2.039 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 2.371 tỷ đồng (tăng 16,3% so với năm 2009). Đến năm 2011 tổng vốn huy động bán lẻ của chi nhánh đạt 2.934 tỷ đồng. Sang năm 2012, mặc dù nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi khó khăn nhưng với sự hỗ trợ từ phía ngân hàng Nhà nước, nhất là quy định mức lãi suất trần huy động là 9% nên các NHTM nói chung và Agribank chi nhánh Đồng Tháp nói riêng có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động huy động vốn. Trong năm này, về cơ cấu nguồn vốn huy động từ cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh vẫn tăng lên 3.648 tỷ đồng (tăng 24,3% so với năm 2011); đến năm 2013 giá trị này tiếp tục tăng lên mức 5.182 tỷ đồng (tăng 42,1% so với năm 2012). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ cấu nguồn vốn huy động bán lẻ phân theo kỳ hạn tại chi nhánh chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Năm 2009 nguồn vốn huy động bán lẻ có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1.393 tỷ đồng, tương đương với 68,3% tổng vốn huy động bán lẻ; năm 2010 tỷ lệ này là 80,4%. Năm 2011 trong tổng 2.934 tỷ đồng vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm đến 81,3%, tương đương với 2.388 tỷ đồng; năm 2012 tiền gửi kỳ hạn này tăng lên về cả giá trị và tỷ trọng, đạt 3.075 tỷ đồng, tương đương với 84,3% tổng vốn huy động bán lẻ của chi nhánh. Sang năm 2013 mặc dù giá trị vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn tăng lên so với năm 2012, tăng 8,1%, đạt 3.325 tỷ đồng, nhưng chỉ chiếm 64,2% tổng vốn huy động bán lẻ.

Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng lên về giá trị, tăng từ 334 tỷ đồng năm 2009 lên 733 tỷ đồng năm 2013, và khá ổn định về tỷ trọng theo các năm trong giai đoạn. Từ năm 2009 đến năm 2013 tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm từ 13% đến gần 17% tổng vốn huy động bán lẻ.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng không ổn định về cả giá trị và tỷ trọng. Năm 2009 vốn huy động bán lẻ của loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tại chi nhánh là 312 tỷ đồng, chiếm 15,3% tổng vốn huy động bán lẻ; năm 2010 giảm xuống còn 131 tỷ đồng. Năm 2011 loại tiền gửi này chiếm 3,92% tổng vốn huy động bán lẻ, tương đương với 115 tỷ đồng, năm 2012 giảm xuống còn 68 tỷ đồng (giảm 40,9% so với năm 2011), tương đương với 1,9% tổng vốn huy động bán lẻ. Sang năm 2013 với các chính sách huy động hợp lý, đặc biệt là tăng tỷ lệ lãi suất cho tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng nên giá trị tiền gửi kỳ hạn này tại chi nhánh tăng lên đáng kể, đạt 1.124 tỷ đồng, tương đương với 21,7% tổng vốn huy động bán lẻ.

- Cơ cấu vốn huy động phân theo thành phần kinh tế: tiền gửi từ dân cư luôn chiếm ưu thế và có xu hướng tăng trưởng tốt về giá trị. Năm 2009 giá trị tiền gửi từ dân cư của chi nhánh đạt 1.547 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 1.877 tỷ đồng (tăng 21,4% so với năm 2009). Năm 2011 giá trị huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại chi nhánh đạt 2.267 tỷ đồng, tương đương với 77,3% tổng vốn huy động bán lẻ, năm

2012 tăng lên 3.020 tỷ đồng (tăng 33,2% so với năm 2011), chiếm 82,8% tổng vốn huy động bán lẻ và năm 2013 tiếp tục tăng lên 4.157 tỷ đồng (tăng 37,6% so với năm 2012).

Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và các thành phần khác chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng vốn huy động bán lẻ. Trong 5 năm thuộc giai đoạn 2009 – 2013 chỉ có năm 2009 đạt tỷ trọng cao nhất với 24,1%.

3.2.2 Kết quả từ hoạt động tín dụng bán lẻ

Bảng 2. 2: Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh giai đoạn 2009 – 2013

(Đơn vị: tỷ đồng) Tiêu chí 2009 2010 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 3.273 100 3.872 100 4.563 100 5.260 100 7.153 100 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp 204 6,2 325 8,4 294 6,4 392 7,4 398 5,6

Hợp tác xã 2 0,1 3 0,1 5 0,1 8 0,2 8 0,1

Hộ gia đình

và cá nhân 3.067 93,7 3.544 91,5 4.264 93,5 4.860 92,4 6.747 94,3 Dư nợ theo thời hạn

Ngắn hạn 2.871 87,7 3.430 88,6 3.798 83,2 4.448 84,6 6.064 84,8 Trung và dài

hạn 402 12,3 442 11,4 765 16,8 812 15,4 1.089 15,2

(Nguồn: Agribank chi nhánh Đồng Tháp)

Tổng dư nợ bán lẻ có xu hướng tăng lên theo các năm trong giai đoạn. Năm 2009 tổng dư nợ bán lẻ của chi nhánh đạt 3.273 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 3.872 tỷ đồng (tăng 18,3% so với năm 2009). Đến năm 2011 tổng dư nợ bán lẻ tại chi nhánh đạt 4.563 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 5.260 tỷ đồng (tăng 15,3% so với năm 2011) và năm 2013 tiếp tục tăng lên đạt 7.153 tỷ đồng (tăng 35,9% so với năm 2012).

Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ phân theo thành phần kinh tế thì khu vực hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2009 trong tổng 3.273 tỷ đồng dư nợ tín dụng bán lẻ thì dư nợ từ hộ gia đình và cá nhân đạt 3.067 tỷ đồng, tương đương với 93,7%. Năm 2010 giá trị dư nợ từ hộ gia đình và cá nhân tăng lên 3.544

tỷ đồng (tăng 16,7% so với năm 2009). Năm 2011 trong tổng 4.563 tỷ đồng dư nợ bán lẻ thì dư nợ từ hộ gia đình và cá nhân chiếm 93,5%, tương đương với 4.264 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 4.860 tỷ đồng (tăng 13,9% so với năm 2011) và năm 2013 đạt 6.747 tỷ đồng (tăng 38,8% so với năm 2012).

Dư nợ theo thời hạn tại Agribank chi nhánh Đồng Tháp chủ yếu là dư nợ ngắn hạn. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn của chi nhánh ở mức 2.871 tỷ đồng, tương đương với 87,7% tổng dư nợ. Năm 2010 giá trị này tăng lên 3.430 tỷ đồng (tăng 18,5% so với năm 2009). Năm 2011 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ bán lẻ tại chi nhánh là 83,2%, tương đương với 3.798 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 84,6%, năm 2013 tiếp tục tăng lên 84,8%.

3.2.3 Kết quả từ hoạt động thanh toán

Bảng 2. 3: Kết quả hoạt động thanh toán tại chi nhánh giai đoạn 2009 – 2013

(Đơn vị: tỷ đồng) Tiêu chí 2009 2010 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu phí dịch vụ 15,47 100 17,8 100 18,25 100 19,84 100 15,6 100 Thu dịch vụ thanh toán trong nước 11,7 75,6 10,4 58,5 10,1 55,3 9,2 46,4 7,3 46,8 Thu dịch vụ thanh toán quốc tế 1,4 9,0 2,0 11,2 2,2 12,1 2,3 11,6 1,7 11,2 Thu lãi ròng về kinh doanh ngoại hối 0,07 0,45 0,1 0,6 0,15 0,8 0,34 1,7 0,4 2,4 Doanh thu thẻ 1,2 7,8 1,5 8,4 1,8 9,9 1,9 9,6 1,2 7,6 Thu khác 1,1 7,15 3,8 21,3 4,0 21,9 6,1 30,7 5,0 32,0

(Nguồn: Agribank chi nhánh Đồng Tháp)

Trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng và việc mở rộng mạng lưới giao dịch đã tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ ngân hàng mới và hiện đại. Nắm

bắt được xu hướng này, từ năm 2009 trở lại đây, hoạt động thanh toán tại các NHTM nói chung phát triển với tốc độ nhanh, số lượng các hoạt động thanh toán đa dạng, phong phú, áp dụng công nghệ thông tin để việc thực hiện nhanh chóng và chính xác. Tại Agribank chi nhánh Đồng Tháp, với dịch vụ NHBL tính đến thời điểm năm 2013 đang triển khai các hình thức thanh toán chủ yếu: thanh toán trong nước (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi), thanh toán quốc tế (thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán biên mậu), nhóm sản phẩm thẻ (phát hành nhiều loại thẻ như: thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ tín dụng quốc tế Master Card…), đặc biệt trong năm 2011 chi nhánh đã triển khai chương trình “đồng hành cùng bình ổn giá” và “tri ân khách hàng là chủ thẻ Agribank” theo đó số lượng thẻ phát hành tăng cao và khách hàng tham gia sử dụng thẻ của Agribank để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ Agribank cũng tăng lên đáng kể. Từng loại thẻ có chức năng và tiện ích khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng theo đối tượng khách hàng là cá nhân hay các tổ chức kinh tế, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên do mức độ cạnh tranh cao nên giá trị thu phí từ dịch vụ thanh toán tại chi nhánh vẫn không ổn định theo các năm trong giai đoạn 2009 – 2013. Trong các năm của giai đoạn, từ năm 2009 đến năm 2012 giá trị này có xu hướng gia tăng, nhưng đến năm 2013 lại có chiều hướng giảm. Năm 2009 giá trị thu phí từ dịch vụ thanh toán của chi nhánh đạt 15,47 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 17,8 tỷ đồng (tăng 15,1% so với năm 200); đến năm 2011 và 2012 tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 2,5% và 8,7%. Đến năm 2013 giá trị thu phí từ dịch vụ thanh toán giảm xuống còn 15,6 tỷ đồng (giảm 21,4% so với năm 2012).

Trong đó, thu phí dịch vụ từ thanh toán trong nước còn theo chiều hướng giảm, giảm từ 11,7 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 7,3 tỷ đồng năm 2013.

Doanh thu từ dịch vụ thẻ tại chi nhánh cũng không ổn định theo các năm của giai đoạn 2009 – 2013. Năm 2009 doanh thu từ dịch vụ thẻ của chi nhánh đạt 1,2 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 1,5 tỷ đồng. Đến năm 2011 doanh thu từ dịch vụ thẻ đạt 1,8 tỷ đồng (tăng 20% so với năm 2010), năm 2012 tăng lên 1,9 tỷ đồng (tăng 5,6% so với năm 2011), nhưng sang năm 2013 giá trị này giảm xuống còn 1,2 tỷ đồng (giảm 36,8% so với năm 2012).

* Hoạt động bảo lãnh và kinh doanh ngoại hối

Bảng 2. 4: Hoạt động bảo lãnh và kinh doanh ngoại hối tại chi nhánh giai đoạn 2009 – 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng thu từ dịch vụ bảo lãnh Tỷ đồng 2,3 2,4 2,6 0,9 2,1

Tỷ lệ tăng trưởng % - 4,3 8,3 (65,4) 133,3

Thu lãi ròng từ kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ của Agribank chi nhánh Đồng Tháp (Trang 41)