Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam (Trang 25 - 26)

3. Phạm vi nghiên cứu

1.2.4.Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA)

1.2.4.1. Khái niệm

- Khái niệm : Phân tích chi phí- lợi ích ( Cost benefit analysis) là phương pháp đánh giá giá trị của dự án mang lại thông qua việc lượng hóa bằng tiền tất cả các chi phí và lợi ích của dự án theo quan điểm xã hội.

Phương pháp CBA chính là sự mở rộng của phương pháp phân tích trong đó, nó tính toán tất cả các chi phí và lợi ích của dự án mang lại đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội.

CBA là phương pháp lượng hóa các giá trị bằng tiền. Những tác động tích cực do dự án đem lại được lượng hóa bằng tiền là lợi ích của dự án (B) . Những tác động tiêu cực do dự án đem lại được lượng hóa bằng tiền là chi phí của dự án(C).

+ Nếu lợi ích của dự án lớn hơn chi phí của dự án tức là B-C>0 hay B/C>1 thì dự án mang lại hiệu quả.

+ Nếu lợi ích của dự án nhỏ hơn chi phí của dự án tức là B-C<0 hay B/C<1 thì dự án không mang lại hiệu quả.

- Mục đích của CBA là: phục vụ cho việc lựa chọn chính sách để đi đến một quyết định trong các phương án đưa ra.

- Các nguyên tắc của CBA:

• Chi phí của dự án là tất cả các chi phí bất kể ai gánh chịu • Lợi ích của dự án là tất cả các lợi ích bất kể ai hưởng thụ • Phải có một đơn vị đo lường chung

• Phải dựa trên đánh giá của người tiêu dùng và người sản xuất vì nó thể hiện hành vi thực sự của họ

• Phân tích một dự án nên so sánh giữa có và không có dự án • Phải xác định rõ quan điểm phân tích

• Tránh tính 2 lần các chi phí và lợi ích • Xác định tiêu chí quyết định dự án

• Phải xác định rõ tác động tăng thêm và thay thế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam (Trang 25 - 26)