Xuất với cơ quan quản lý nghề cá địa phương:

Một phần của tài liệu điều tra thực trạng thuyền viên; trang bị an toàn; cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 150 – 400cv (Trang 88)

“Mô hình” thuyền viên, trang bị an toàn, cứu hỏa được đưa ra nhằm góp phần đem lại sự an toàn cho các tàu có công suất từ 150CV – 400CV trên địa bàn phường Xương Huân. Tuy nhiên, để “mô hình” trên được hoàn thiện và đưa vào sử dụng cần có sự hợp tác của các cơ quan quản lý nghề cá địa phương.

* Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Khánh Hoà cần phối hợp chặt chẽ với ban nghề cá của UBND phường tiến hành thống kê lại chính xác số phương tiện chưa đăng ký, đăng kiểm, phương tiện đã chuyển nhượng cho chủ tàu khác. Thực tế điều tra các tàu câu các ngừ đại dương tại phường Xương Huân cho thấy, số lượng tàu câu dải công suất 150 – 450CV thực tế và số lượng thống kê của Chi cục Thủy sản có sự khác nhau.

* Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Khánh Hoà và Biên phòng cần phối hợp lẫn nhau trong công tác kiểm tra thông tin về mỗi thuyền viên qua từng chuyến biển. Có như vậy thì mới quản lý con người một cách triệt để, chính xác.

* Các cơ quan quản lý nghề cá địa phương cần mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao sự hiểu biết của ngư dân về pháp luật hàng hải, hướng dẫn ngư dân sử dụng hiệu quả các trang thiết bị trên tàu (trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị phục

vụ khai thác, trang thiết bị an toàn). Chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho ngư dân trực tiếp lao động trên biển, giúp họ làm chủ các máy móc thiết bị trên tàu và vận hành một cách hiệu quả, an toàn.

* UBND thành phố cần chỉ đạo UBND phường tổ chức vận động ngư dân thành lập thêm các tổ, đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ, trang bị đầy đủ hệ thống thông tin và trang bị an toàn theo đúng tiêu chuẩn nhằm giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất đồng thời có thể hỗ trợ lẫn nhau khi có sự cố xảy ra.

* Các cơ quan chức năng cần kiểm tra thường xuyên tình trạng thuyền viên, trang bị an toàn, trang bị cứu hỏa trên các tàu đang hoạt động xem có phù hơp với mô hình đưa ra hay không. Đồng thời có hình thức xử lý đối với các tàu vi phạm các qui định đã đề ra. Cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm công tác kiểm tra, góp phần nâng cao độ tin cậy của các kết quả đã được kiểm tra.

* Tiến hành điều tra, thăm dò, lắng nghe ý kiến phản ánh của ngư dân về mô hình đưa ra xem có phù hợp với điều kiện thực tế hay không để từ đó có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Nếu ngư dân gặp những vướng mắc trong quá trình thực hiện mô hình thì có thể có biện pháp hỗ trợ để họ có thể dễ dàng thực hiện mô hình đó.

* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho ngư dân thấy được việc trang bị an toàn, trang bị cứu hỏa trên tàu chính là tự bảo vệ chính bản thân họ chứ không phải để đối phó với các lực lượng kiểm tra. Từ đó ngư dân sẽ tự giác trang bị theo đúng qui định vì họ hiểu rằng việc trang bị đó chính là bảo vệ cho chính bản thân họ.

* Có chính sánh hỗ trợ vốn cho ngư dân trong hoạt động đánh bắt. Với nguồn vốn hỗ trợ, ngư dân có thể trang bị các trang thiết bị cần thiết trên tàu, nâng cao công suất của tàu, góp phần đảm bảo an toàn trong sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thủy sản (1991), Tiêu chuẩn ngành 28TCN 90-91về trang bị an

toàn tàu cá cỡ nhỏ.

2. Chính phủ (2005), Nghị định 66/2005/NĐ-CP về Đảm bảo an toàn cho

người và tàu cá hoạt động thủy sản.

3. Phan Trọng Huyến (2007), Bài giảng Đăng kiểm và quản lý tàu thuyền,

Đại học Nha Trang.

4. Phan Trọng Huyến (2005), Bài giảng Luật biển và pháp luật hàng hải,

Đại học Thủy sản.

5. Lê Hữu Lan (2006), Công tác cấp cứu trên biển, Đại học Thủy sản.

6. Nguyễn Đình Long (1994), Trang bị động lực, Đại học Thủy sản.

7. Nguyễn Đức Sĩ (2005), Bài giảng An toàn lao động, Đại học Thủy sản.

8. Nguyễn Đức Sĩ (2005), Bài giảng Xử lý sự cố hàng hải, Đại học Thủy

sản.

9. Vũ Văn Xứng (2005), Thiết bị cơ giới hóa các quá trình đánh bắt cá,

NXB Nông nghiệp.

10.Tạp chí Thủy sản.

Một phần của tài liệu điều tra thực trạng thuyền viên; trang bị an toàn; cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 150 – 400cv (Trang 88)