Ngôn ngữ lập trình VB.Net

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh trường trung học phổ thông Lý Tự Trọng (Trang 56)

Visual Basic.NET là thế hệ tiếp theo của Visual Basic. Mã nguồn của Visual Basic.NET được lưu trữ trong các file với phần mở rộng là .vb.

a) Các kiểu cơ bản trong Visual Basic.NET

Trong Visual Basic.NET cơ b ản, các kiểu được chia thành hai loại:

Các kiểu giá trị (value type): kiểu này giảm tối thiểu dung lượng bộ nhớ, tăng tốc độ truy xuất, nhưng thiếu một số đặc tính hướng đối tượng. Một số kiểu giá trị như: Boolean, integer, char.

Các kiểu tham chiếu (reference type): cho ta việc truy xuất tới các đặc tính hướng đối tượng, nhưng chúng lạm dụng nhiều bộ nhớ và chi phí tốc độ để quản lý và truy xuất đến các đối tượng. Một số kiểu tham chiếu nh ư: Object, String,

b) Các biến

Một biến là một danh hiệu được khai báo trong một ph ương thức và thay thế cho một giá trị phương thức đó. Giá trị của nó đ ược phép thay đổi trong phạm vi phương thức. Mỗi biến thuộc một kiểu cụ thể. Cách khai báo biến: Dim <tên biến>

as <Kiểu biến>.

c) Các toán tử

Toán tử Chức năng

^ Tính lũy thừa

* Nhân

/ Chia số trước cho số sau và trả về kiểu số thực \ Chia số trước cho số sau, kết quả chỉ lấy phần

nguyên

Mod Chia và lấy số dư

+ Cộng

d) Các toán tử ghép nối chuỗi

Các ký tự “&” và “+” biểu thị sự ghép nối chuỗi. Sự ghép nối cho kết quả là một chuỗi bao gồm các ký tự của toán hạng thứ nhất đ ược nối theo các ký tự của toán hạng thứ hai.

e)Độ ưu tiên các toán tử

Loại Toán tử Số học và ghép nối Mũ Phủ định Nhân và chia Chia nguyên Số học trị tuyệt đối Cộng và trừ, ghép nối chuỗi (+) Ghép nối chuỗi (&)

Các toán tử so sánh =, <>, >, <, >=, <= Các toán tử luận lý Not And Or Xor

f) Các phát biểu điều khiển

Cấu trúc chọn lựa IF

Cú pháp:

IF <Biểu thức điều kiện> THEN

‘Các câu lệnh sẽ thực hiện khi điều kiện đúng

ELSE

END IF

Cấu trúc SELECT CASE

Cú pháp:

SELECT CASE <Biến hay biểu thức>

CASE <Các giá trị>

‘Các lệnh khi biến hay biểu thức bằng các giá trị của CASE này

CASE <Các giá trị>

‘Các lệnh khi biến hay biểu thức bằng các giá trị của CASE này ……..

[ CASE ELSE

‘Các lệnh khi biến hay biểu thức không bằng các giá trị của các CASE ở trên ]

END SELECT Một vài cấu trúc lặp

Cấu trúc DO WHILE ….LOOP : cấu trúc này kiểm tra điều kiện trước DO WHILE <Biểu thức điều kiện>

‘Các câu lệnh thực hiện khi biểu thức điểu kiện cònđúng

LOOP

Thực hiện: đầu tiên nó sẽ kiểm tra biểu thức điều kiện, nếu sai nó sẽ bỏ qua các câu lệnh giữa DO WHILE …LOOP và thực hiện câu lệnh sau LOOP, nếu

đúng nó sẽ thực hiện các câu lệnh trong DO WHILE … LOOP và quay lại kiểm tra biểu thức điều kiện, nếu vẫn còn đúng thì vẫn thực hiện lại các lệnh đó thêm lần nữa và tiếp tục cho đến khi biểu thức có giá trị sai thỉ sẽ thực hiện các câu lệnh tiếp

sau LOOP.

Cấu trúc DO…LOOP WHILE: Cấu trúc này sẽ thực hiện các lệnh sau

DO, sau đó mới xét đến điều kiện, nếu không thỏa thì thực hiện tiếp các lệnh sau

LOOP WHILE, nếu thỏa thì sẽ thực hiện lần nữa các lệnh sau DO và cứ như thế

Cấu trúc DO….LOOP UNTIL: Cấu trúc này sẽ thực hiện trước sau đó mới kiểm tra, giống nh ư cấu trúc DO…LOOP WHILE nhưng khác ở điều kiện.Trong cấu trúc này nó sẽ thực hiện các lệnh ở sau DO cho đến khi nào câu lệnh đúng thì thoát.

DO

‘Các lệnh cần thực hiện khi câu lệnh điều kiện ch ưa đúng

LOOP UNTIL <Điều kiện>

Cấu trúc FOR …NEXT

FOR <Biến =Giá trị đầu> TO <Gía trị cuối> [STEP khoảng tăng]

‘Các lệnh khi điều kiện còn thỏa mãn

NEXT

Câu lệnh này sẽ thực hiện các lệnh trong vòng lặp sau từng khoảng tăng cho đến khi bằng giá trị cuối thì dừng.

Chú ý: Để thoát khỏi vòng lặp FOR thỉ ta dùng EXIT FOR, để thoát khỏi các vòng lặp của cấu trúc DO ta dùng cấu trúc EXIT DO, để thoát khỏi một thủ tục

dùng EXIT SUB

Thủ tục và hàm: Khi viết một chương trình, điều cần thiết là chương trình phải sáng sủa và dễ hiểu. Đôi khi có một đoạn lệnh nào đó mà bạn phải dùng đi dùng lại trong một chương trình, một số đoạn lệnh mà bạn phải dùng nhiều cho một số chương trình khác nhau.Để giải quyết các trường hợp như trên, bạn gom các đoạn lệnh trên và đặt tên cho nó.Khi cần thực hiện đoạn mã này tại một điểm nào đó trong chương trình, bạn chỉ cần gọi tên nó.Đoạn mã như thế người ta gọi là một thủ tục hoặc là một hàm.

Cấu trúc của thủ tục:

Sub <Tên thủ tục>

‘Các lệnh để giải quyết các yêu cầu của thủ tục

End sub

Hàm cũng giống như thủ tục chỉ khác ở chổ khi thực hiện xong thì trả về một giá trị kết quả

Cấu trúc của hàm

FUNCTION <Tên hàm> (Tham số as Kiểu) as <Kiểu trả về>

‘Các lệnh để giải quyết các yêu cầu của thủ tục

END FUNCTION 2.2.3. Ngôn ngữ lập trình C#:

C# là một ngôn ngữ rất đơn giản, với khoảng 80 từ khóa v à hơn mườikiểu dữ liệu dựng sẵn, nhưng C# lại có tính diễn đạt cao. C# hỗ trợ lập trình có cấu trúc, hướng đối tượng, hướng thành phần.

Trọng tâm của ngôn ngữ h ướng đối tượng là lớp. Lớp định nghĩa kiểu dữ liệu mới, cho phép mở rộng ngôn ngữ theo h ướng cần giải quyết. C# có những từ khóa dành cho khai báo lớp, phương thức, thuộc tính mới. C# hỗ trợ đầy đủ các khái niệm cốt lõi trong lập trình hướng đối tượng: Đóng gói, thừa kế, đa hình.

Định nghĩa lớp trong C# không đòi hỏi tách rời tập tin tiêu đề với tập tin cài đặt như C++. Hơn thế, C# hỗ trợ kiểu lưu trữ dữ liệu mới, cho phép l ưu dữ liệu trực tiếp trong tập tin mã nguồn. Đến khi biên dịch sẽ tạo tập tin dạng XML.

C# hỗ trợ khái niệm giao diện (Interfaces) tương tự Java, có kiểu cấu trúc.

C# cung cấp những đặc trưng lập trình hướng thành phần như property, sự kiện và hướng dẫn khai báo (attribute). Lập trình hướng thành phần được hỗ trợ bởi CLR thông qua siêu dữ liệu (metadata). Siêu dữ liệu mô tả các lớp bao gồm các phương thức, thuộc tính, các thông tin bảo mật, …

2.2.4. Môi trường lập trình ASP.net: ASP.NET dựa trên nền tảng Netfarmeworklà cộng cụ ra đời sau nên đã kế thừa và phát triển khá nhiều. Bên cạnh đó ASP.Net là cộng cụ ra đời sau nên đã kế thừa và phát triển khá nhiều. Bên cạnh đó ASP.Net cũng tích hợp khá nhiều ngôn ngữ, công cụ cho phép phát triển, nhờ đó đã tạo nên sức mạnh cho người lập trình.

2.3. Một số hìnhảnh:

Hình 2.1. Giao diện chính

Hình 2.2. Form cập nhật danh sách các học sinh

Hình 2.4. Form tính điểm trung bình

Hình 2.5. Phiếu điểm danh

Hình 2.5. Phiếu liên lạc

2.3.2. Webfrom:

Hình 2.7. Trang giới thiệu

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 3.1.Đánh giá đề tài:

3.1.1. Ưu điểm:

Chương trìnhđã thực hiện được số chức năng sau:

3.1.1.1. Về Winform:

Nhập danh sách học sinh cho từng lớp.

Lập phiếu điểm danh cho từng buổi học

Nhập điểm cho từng học sinh, từng môn học

Tính điểm TBMH, TBHK, TBCN

Xếp loại học lực cho học sinh

Xếp loại hạnh kiểm cho học sinh.

3.1.1.2. Về Webform:

Quản lý tin tức, giới thiệu về tr ường.

Học sinh tra cứu điểm trên web.

Thao tác các chức năng như trênWin.

3.1.2. Nhược điểm:

Chương trình vẫn còn nhiều chức năng chưa thực hiện được như: Xếp loại học lực cho học sinh trong trường hợp đặc biệt đều chỉnh xếp loại học lực đã nêuở phần đặc tả, chưa xếp loại học lực cho học sinh trong trường hợp có đỉểm khống chế.

Giao diện của chương trình chưa đẹp, cách thức tổ chức ch ương trình vẫn còn nhiều chổ chưa hợp lý.

3.2. Hướng phát triển

Hoàn thiện chương trình trên bằng cách khắc phục các nh ược điểm và mở rộng thêm một số chức năng như: tính lương cho giáo viên, qu ản lý học bạ, xếp lớp cho học sinh khối 10 mới vào, tra cứu điểm tuyển sinh vào lớp 10 ….

Sau khi được chạy thử nghiệm và triển khai vào thực tế nếu gặp lỗi, thiếu chức năng sẽ phải được khắc phục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ts. Nguyễn Hữu Trọng, Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý.

[2] Ts. Nguyễn Hữu Trọng, Giáo trình công nghệ phần mềm

[3] Phạm Hữu Khang, Lập trình hàm và thủ tục trong SqlServer, Nxb Lao động xã hội, 2005.

[4] Nguyễn Văn Lân (Chủ biên), Phương Lan (Hiệu đính), Kỹ thuật xây dựng ứng dụng ASP.NET -Tập,NXB Lao động xã hội, 2007.

[5] Phạm Thị Hồng Thư Wesite giới thiệu trường và quản lý tra cứu điểm tại trường THPT Hoàng Văn Thụ, đồ án tốt nghiệp Đại Học, 2009.

[6] Một số tài liệu từ Internet

www.truongtructuyen.vn

www.diendantinhoc.com www.dotnet.net

PHỤ LỤC

1. Danh sách giáo viên trư ờng THPT Lý Tự Trọng năm học 2009 – 2010 (kèm theo thông tin chi tiết).

2. Biên chế năm học 2009 – 2010 (lập kế hoạch giảng dạy). 3. Mẫu điểm danh học sinh.

4. Mẫu tổng hợp kết quả học kỳ 1.

5. Phân phối chương trình năm học (phân phối số tiết học của các môn học). 6. Thống kê số liệu 3 khối năm học 2009 – 2010.

7. Quy định vào điểm.

8. Các quy định về thực hiện quy chế chuyên môn. 9. Quy định tính điểm trung bình và xếp loại học lực. 10. Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh.

12. Sơ đồ chức năng Website.

VÀO SITE

TRUY XUẤT TIN TỨC, TÀI NGYÊN ADMIN thao tác USER thao tác Gửi ý kiến Xem tin tức, tài nguyên Thêm tin tức, tài nguyên Thay đổi tin tức và tài nguyên Xóa tin tức, tài nguyên

TRUY XUẤT ĐIỂM

ADMIN thao tác USER thao tác Tra cứu điểm Thêm điểm Sửa điểm Xóa điểm

Một phần của tài liệu Quản lý học sinh trường trung học phổ thông Lý Tự Trọng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)