Quy định riêng từng bộ phận

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất Tân Bình 1 (Trang 34)

2.2.1. Bộ phận nghiền:

− Chạy bộ phận nghiền:

 Chạy máy nghiền, sàng phân cấp.

 Cung cấp xút ở bồn số 3 vào máng tràn khi thiết bị tách hạt quặng chạy.  Cho hoạt động băng tải, bộ phân gait quặng, cung cấp quặng cho máy nghiền.  Chạy bơm tách quặng khi máng chảy tràn đã nay huyền phù sau khi nghiền.  Điều chỉnh lượng xút và quặng theo đúng yêu cầu kĩ thuật.

Lưu ý: Thời gian nghiền tối thiểu là 3 giờ/4 tấn quặng và không để máy nghiền chạy

không tải hoặc cho nhiều quặng vào máy nghiền cùng lúc.

− Dừng bộ phận nghiền:

 Ngưng cung cấp quặng cho máy nghiền.

 Ngưng cung cấp xút từ bồn số 3.

 Cho máy nghiền chạy thêm 5 phút rồi dừng.

 Khoá van đáy thiết bị tách quặng hạt khi thời gian ngưng máy ngắn.

 Kiểm tra máy nghiền, phân cấp, thiết bị tách quặng hạt, băng tải, bộ phận gạt quặng, bơm van, đường ống có tình trạng tốt.

2.2.2. Bộ phận cô đặc

− Thường xuyên kiểm tra theo dõi máy móc thiết bị, bơm van, đường ống, áp suất làm việc của thiết bị.

− Bơm xút số 3 phải hoạt động liên tục, khi không bổ sung xút vào các bồn pha liệu thì các hệ thống cô đặc phải khóa kĩ các van cung cấp cho các bộ phận này và mở van bồn số 3 để gia nhiệt.

31

− Khống chế van đỉnh vào để đèn báo dưới liên tục sáng. Khi đèn báo trên sáng phải khoá ngay các van này để tránh tràn xút.

− Lấy mẫu kiểm tra nồng độ trước khi ép hoặc bơm về bồn pha liệu theo đúng yêu cầu kĩ thuật.

2.2.3. Bộ phận phản ứng

− Kiểm tra túi lọc , thường xuyên theo dõi các van, đường ống, áp suất làm việc của thiết bị, thời gian phản ứng.

− Khống chế lưu lượng bơm từ M-R theo đúng yêu cầu kĩ thuật.

− Khi mở van hơi nấu R, chỉ được mở van xả hơi ngưng tụ khoảng 3 phút, không được mở liên tục trong suốt quá trình nấu.

− Điều chỉnh thời gian bơm pha loãng (hoặc lưu lượng khi hệ thống hoạt động liên tục) thích hợp để đạt nồng độ pha loãng theo quy định.

− Lấy mẫu kiểm tra nồng độ theo yêu cầu kĩ thuật.

− Nhắc nhở bộ phận kết tinh cho bột năng vào bồn đúng quy định.

2.2.4. Bộ phận kết tinh

− Mở bơm, khống chế van bồn D cho bơm D chạy liên tục, không nên mở van bồn D lớn và không để bồn D trống.

− Lọc hút chân không.

− Phải nay kín nắp bồn lọc, bơm hút hồi lưu dung dịch qua lọc vào bồn D khoảng 15 phút.

− Kiểm tra độ trong của dung dịch trước khi xuống bồn lọc. Nếu dung dịch có hiện tượng còn bã phải ngưng bơm D, để thời gian lắng tiếp khoảng 30 phút, đồng thời xử lý bã trong các bơm nếu còn bã nhiều.

− Dung dịch bơm vào bồn C phải đảm bảo nhiệt độ từ 58-65oC, thời gian lưu dung dịch trong bồn khoảng 80h. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Tại bồn T:

 Mỗi ca đều kiểm tra xử lý bã.

 Cấm tuyệt đối không được xả bã T xuống đường cống. Nếu bơm bã không lên

cần xả đáy phải nối ống vào bồn M, bơm lên m, nếu bã ít bơm lên W, điều chỉnh van để đủ nước cho quá trình rửa bã.

2.2.5. Bộ phận xả bã

− Khi xả bã từ W6 phải thường xuyên kiểm tra độ đậm đặc của bã. Khi loãng hoặc hết bã phải lập tức đóng van xả đáy W6 ngừng xả bã.

− Đổ 7 kg bột vào mỗi ngăn (khối lượng mỗi bao bột là 10 kg, cứ khoảng 20 bao bột dung.

− Trường hợp vận chuyển bã bằng xe bồn: sử dụng axít đặc để trung hoà đến pH = 7. 

32

− Trường hợp xả bã ra mương:

 Mở van đáy W5 nhỏ khoảng 201/12 giây.  Khi xả bã phải kiểm tra mương.

2.2.6. Quy định xả bơm xả

− Khi cần xả các bồn T, W yêu cầu bắt ống đưa bã về bồn chưa trung gian BT sau đó dung bơm bơm bã lên bồn thích hợp:

 Trường hợp xả các T, bã được bơm về bồn W1 (nếu bồn W1 nhiều thì bơm về bồn W2).

 Trường hợp xả các bã W, bã được bơm về bồn rửa kế tiếp.

− Riêng các W trường hợpbã nhiều có thể sử dụng 2 bơm bã dự phòng để bơm trực tiếp bã lên W kế tiếp. Trước khi sử dụng hai bơm này cần kiểm tra hệ thống đường ống, van, tránh bơm tắt.

− Tất cả các quá trình xả bơm bã để khắc phục sự cố cần ghi chép đầy đủ vào trong nhật kí.

33

CHƯƠNG 3: KHẮC PHỤC SỰ CỐ VÀ XỬ LÝ VỆ SINH

3.1. Các sự cố và cách khắc phục 3.1.1. Trường hợp thiết bị đầy

Khắc phục:

 Đóng van bồn số 3 vào nghiền, mở van dung dịch số 3 vào máng tràn

 Chạy máy nghiền

 Chạy bơm, điều chỉnh lưu lượng bơm.

3.1.2. Sự cố cúp điện

Khắc phục:

 Tắt tất cả các cầu dao, công tắc vận hành của phân xưởng để tránh sự cố khi có điện trở lại làm hỏng các thiết bị, máy móc.

 Khoá van đáy, khoá van dung dịch vào máy tràn.

 Máy nghiền vẫn hoạt động nhưng giảm lưu lượng quặng

3.1.3. Sự cố do máy nghiền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Vít tải nguyên liệu bị gãy, các ổ bi của bánh răng truyền động bị vỡ bi hay dây cua-rơ bị dãn ảnh hưởng đến số vòng quay của máy.

− Khắc phục:

 Trục vít hoạt động không tốt phải dừng máy thay thế và sửa chữa

 Ngừng máy nghiên.

 Khoá van thiết bị, tắt bơm.

 Khoá van dung dịch 3 tràn vào máng.

3.1.4. Sự cố về bơm

− Do sức phá của huyền phù làm đĩa bơm mau mòn, bơm hút đất bị nghẹt. − Khắc phục: mở van, dùng que sắt để thông hay xịt nước ở áp suất cao.

3.1.5. Sự cố về thiết bị gia nhiệt

− Ống truyền nhiệt bị nghẹt do dòng lạnh đi với tốc độ nhanh trong khi kích thước ống nhỏ hoặc có thể do sự kết tinh gây ra.

− Lỗ ống thủng gây rò rỉ dung dịch.

34

− Khắc phục: dùng acid để vệ sinh đường ống trong trường hợp ống bị nghẹt do kết tinh; cô lập thiết bị có hiện tượng rò rỉ và hàn lại những chỗ thủng; kiểm tra mối ghép bích thường xuyên, đặc biệt là phần đệm của bích để phòng trường hợp rò rỉ.

3.1.6. Sự cố về vải lọc

− Vải lọc ở hệ thống lọc sau thời gian sử dụng bị nghẹt do bã đóng nhiều.

− Khắc phục: ngưng lấy sản phẩm, tắt hệ thống chân không, giặt vải theo định kì bằng dung dịch axít.

* Ngoài ra các bơm liên tục bị hỏng (bơm không lên), các đường ống bị rò rỉ, đường ống nghẹt khi bộ phận cấp quặng ngưng hoạt động, quặng đỏ lắng đặc trong ống (cần phải thông ống), vải lọc bị rách, nghẹt…

3.2. Cách xử lý vệ sinh

− Vệ sinh thiết bị để làm cho không có cặn lắng, rắn cục trong thiết bị tránh ảnh hưởng đến năng suất thi bị và toàn nhà máy.

− Trong phân xưởng nhôm, quá trình vệ sinh thiết bị thường đươc tiến hành theo định kì hoặc lúc năng suất thiết bị bị ảnh hưởng đáng kể.

− Do số lượng thiết bị thường có từ 2 trở lên đối với mỗi loại thiết bị nên việc vệ sinh hay sửa chữa đươc tiến hành luân phiên giúp ít cản trở hoặc ngắt đoạn quy trình.

− Cách vệ sinh:

 Việc vệ sinh thiết bị theo hướng làm sạch thếit bị và giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường: thường dùng NaOH từ bồn 1, sau khi vệ sinh thiết bị đưa về bồn 2 dùng cho các bộ phân khác (ví dụ rửa thiết bị gia nhiệt, vệ sinh thiết bị cô đặc) hoặc hoàn lưu chất rửa (ví dụ vệ sinh ống truyền nhiệt trong thiết bị gia nhiệt trước phản ứng cho bồn 2).

 Nạo vét phần cặn lắng trong bồn đem xử lý lại hoặc thải bỏ (nếu không đáng kể).

PHẦN 4: KẾT LUẬN

Trongthời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa của thế giới cũng như Việt Nam nói riêng, nền công nghiệp của nước ta đã và đang từng ngày đạt được nhiều thành công to lớn, đưa đất nước ta ngày một giàu và đẹp, hòa nhập vào nền văn minh thế giới hiện đại. Nhất là nghành công nghiệp hóa đã đứng vững được trên thị trường trong nước và dần có vị thế trên thị trường các nước. Nhiều nhà máy, công ty phát triển không ngừng. Trong đó có nhà máy Hóa Chất Tân Bình trực thuộc công ty Hóa Chất Cơ Bản Miền Nam đã được bộ công nghiệp chứng nhận đạt ISO 9001 và nhà máy đã chứng tỏ bản lĩnh của mình trên thị trường trong và ngoài nước.

Dây chuyền công nghệ của nhà máy ngày được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh và kinh tế. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức có trình độ tay nghề cao, tận tụy với công việc. Các sản phẩm của nhà máy có uy tín chất lượng cao, được tiêu thụ trong và ngoài nước.

Phòng thí nghiệm với trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, không gian rộng rãi thoải mái, đáp ứng được nhu cầu phân tích các sản phẩm, nguyên liệu, bán sản phẩm trong nhà máy và một số nơi khác gửi đến.

Chế độ đãi ngộ của nhà máy đối với cán bộ, công nhân viên rất chu đáo về ăn nghỉ cho đến an toàn vệ sinh lao động.

Khuôn viên của nhà máy được trồng nhiều cây xanh, xây hồ nuôi cá, tạo dựng một không gian xanh, thân thiện với môi trường. Giúp cán bộ, công nhân viên có thể thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãnh đạo của nhà máy luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thể hiện đúng tác phong công nghiệp của con người trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Nhà máy có các tổ điện, sửa chữa ô tô, thiết bị…luôn bảo trì thiết bị một cách thường xuyên và sửa chữa khi có sự cố xảy ra.

Bên cạnh đó nhà máy vẫn còn một số vấn đề cần phải lưu ý: Trong khu vực sản xuất nhà máy còn nhiều tiếng ồn. Các thiết bị máy móc sử dụng lâu năm nên đường ống một số nơi bị hoen, rỉ. Một số thiết bị tại phòng thí nghiệm đã cũ, nhất là hệ thống tủ hút và lò nung hoạt động rất kém hiệu quả.

Trong thời gian thực tập tại nhà máy, chúng em đã được tiếp cận với công việc thực tế kết hợp với các kiến thức đã học tại trường để hoàn thiện kỹ năng của một người phân tích. Chúng em xin cảm ơn ban lãnh đạo nhà máy, các cô chú, anh chị phòng thí nghiệm đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em hoàn thành chương trình thực tập trong thời gian vừa qua. Chúng em mong rằng trong thời gian tới đây nhà máy sẽ nhập thêm một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc phân tích, kiểm tra mẫu

được nhanh chóng, chính xác hơn nữa góp phần đưa thương hiệu của nhà máy không những trong nước, các nước lân cận mà đến tất cả các nước trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nhà Máy Hóa Chất Tân Bình, Lịch sử hình thành nhà máy, Nhà Máy Hóa Chất

Tân Bình, 2011.

[2]. Phòng An Toàn Môi Trường, Nội quy an toàn lao động – phòng cháy chữa cháy, Nhà Máy Hóa Chất Tân Bình, 2011.

[3]. Phòng Công Nghệ Thiết Bị, Quy trình công nghệ sản xuất, Nhà Máy Hóa Chất

Tân Bình, 2011.

[4]. Tổ hóa nghiệm, Các chỉ tiêu phân tích, Nhà Máy Hóa Chất Tân Bình, 2011.

[5]. Nguyễn Thị Lương, Bài giảng phân tích các thành phần quặng Bauxite, trường

Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP. Hồ Chí Minh, 2011.

[6]. Các tác giả, Bài giảng hóa phân tích, trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm

TP. Hồ Chí Minh, 2011.

[7]. Các tác giả, Bài giảng phân tích công nghiệp 1, trường Đại Học Công Nghiệp

Thực Phẩm TP. Hồ Chí Minh, 2011.

[8]. Đào Thanh Khê, Cơ sở hóa học quặng Bauxite, trường Đại Học Công Nghiệp

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất Tân Bình 1 (Trang 34)