bản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
2.2.1 Nâng cao chất lượng lập công tác kế hoạch, quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 đóng vai trò vô cùng quan trọng, là định hướng, kim chỉ nam đối với việc đề ra chiến lược, kế hoạch tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội toàn Tỉnh. Để nâng cao chất lượng công tác kế hoạch, quy hoạch cần phải:
Thứ nhất, đối với công tác quy hoạch xây dựng cần phải đi trước một bước, tránh trùng chéo, chắp vá, hiệu quả đầu tư thấp, bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng chuyên ngành (giao thông, cấp thoát nước, thủy lợi,...). Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng trước hết cần xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và cơ chế giữa các sở, ban ngành chức năng của Tỉnh, công khai lấy ý kiến đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy hoạch, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm...
Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư
Vốn NSNN hàng năm cho đầu tư XDCB có khối lượng rất lớn và ngày càng cao. Vì vậy kế hoạch vốn đầu tư cần phải tuân thủ các trình tự trong đầu tư XDCB. Chỉ lập, bố trí vốn cho các dự án nằm trong quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, đủ điều kiện để triển khai thi công xây lắp, kiên quyết chấm dứt tình trạng quyết định đầu tư và phân bổ kế hoạch đầu tư để triển khai thực hiện các dự án trái với
quy hoạch. Đồng thời, việc bố trí vốn phải sát với tiến độ dự án tránh tình trạng bố trí vốn xa rời mục tiêu dự án, tạo ra khối lượng dở dang, chậm đưa công trình vào sử dụng, ứ đọng vốn chậm phát huy được hiệu quả. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã có chỉ đạo chỉ khởi công thực hiện các dự án cấp thiết, đã có quyết định phân bổ vốn và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng công trình, như vậy mới phát huy được hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn NSNN, tránh tình trạng nợ đọng trong đầu tư XDCB.
Kế hoạch hóa vốn đầu tư phải được thực hiện từ ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, rồi đến cấp xã trên cơ sở nguồn vốn và theo hướng xuất phát từ nhu cầu vốn đầu tư từ cấp cơ sở nhằm đảm bảo tính thống nhất từ tỉnh cho đến xã. Phát huy vai trò quản lý nhà nước trong công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vốn đã được phê duyệt.
Đối với kế hoạch vốn đầu tư phục vụ đời sống dân sinh cần bố trí mức vốn phù hợp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các ngành giáo dục, y tế: đầu tư xây dựng nâng cấp trường học, cơ sở đào tạo nghề, trang thiết bị đào tạo, đầu tư nâng cấp bệnh viện, trung tâm y tế từ tuyến tỉnh cho đến xã,...
Đối với kế hoạch vốn đầu tư với mục tiêu tập trung đầu tư nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh thì căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế mà tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm (giao thông, thông tin liên lạc, điện nước,...) tác động trực tiếp đến phát triển và tăng trưởng kinh tế; tập trung đầu tư vào các khu công nghiệp, hạ tầng kinh tế, giao thông nông thôn.
Công tác quy hoạch phải đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư trung và dài hạn. Trên cơ sở kế hoạch đầu tư trung và dài hạn lập danh mục thứ tự ưu tiên đầu tư để triển khai công tác chuẩn bị đầu tư làm căn cứ bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm.
2.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt dự án
Công tác điều tra, khảo sát, thăm dò đòi hỏi chuẩn bị thật kỹ lưỡng các nội dung kinh tế, kỹ thuật, tài chính, xã hội và môi trường của dự án, đồng thời tiên lượng những biến động sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và khi dự án đưa vào khai thác sử dụng để xác định sự cần thiết phải đầu tư và dự kiến khoa học về địa điểm, quy mô, phân kỳ đầu tư và hiệu quả của dự án. Như vậy sẽ tránh được
những nội dung phải chỉnh sửa, thay đổi, biến động trong quá trình thực hiện đầu tư cũng như khi dự án đưa vào khai thác sử dụng.
Cơ quan, đơn vị thẩm định dự án đầu tư khi xem xét các yếu tố nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án cần thiết lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các cơ quan chuyên ngành có liên quan để xem xét, tham khảo và phải làm rõ mục tiêu, hiệu quả kinh tế của dự án trước khi trình người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
Các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm chỉnh trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án. Xác định đúng đắn các nhóm dự án (dự án nhóm A, B, C), không được hạ thấp tổng mức đầu tư của dự án theo cách tạm tính để trốn tránh thủ tục trình duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Đơn vị tư vấn phải được tổ chức theo hướng chuyên môn hóa chuyên nghiệp hóa, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm đội ngũ cán bộ tư vấn, thẩm định dự án. Phân định rõ trách nhiệm của các ngành và các cá nhân liên quan trong việc thẩm định dự án. Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân chủ trì thẩm định dự án và người có thẩm quyền quyết định đầu tư khi phê duyệt dự án sai sót gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
2.2.3 Tăng cường chất lượng công tác đấu thầu
Lựa chọn nhà thầu là công việc mở đầu cho giai đoạn thực hiện đầu tư và hiện đã được quy định rất cụ thể trong Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư XDCB bằng vốn NSNN cần phải đáp ứng yêu cầu về hiệu quả đầu tư của dự án, có đủ điều kiện năng lực chuyên môn, tài chính, giá cả hợp lý, đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, minh bạch.
Thực tế thời gian qua đấu thầu xây dựng đã và đang bộc lộ nhiều thiếu sót, tiêu cực gây thất thoát vốn đầu tư. Để khắc phục những tình trạng này, góp phần nâng cao chất lượng đấu thầu theo những hướng sau đây:
- Nâng cao nghiệp vụ tiến tới chuyên môn hóa chuyên nghiệp hóa về việc lựa chọn nhà thầu cho các đối tượng tham gia: Người có thẩm, chủ đầu tư, nhà thầu tham dự, tổ chuyên gia đấu thầu, cơ quan tổ chức thẩm định.
gian lập, trình duyệt kế hoạch và kết quả đấu thầu. Cần ban hành theo cơ chế chống bỏ giá thầu thấp quá như hiện nay, xây dựng mối quan hệ trong việc cung cấp đơn giá vật tư, thiết bị làm cơ sở xét thầu, nhất là giá thiết bị.
- Công tác lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu cần phải coi trọng hơn nữa, đảm bảo đầy đủ các thông tin rõ ràng, có hệ thống về quy mô, khối lượng quy cách, yêu cầu về tiến độ, năng lực nhà thầu.
- Các cơ quan chức năng trong Tỉnh cũng phải có chế tài cụ thể để chống tiêu cực trong đấu thầu, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm Quy chế đấu thầu, thành lập một số tổ chức chuyên theo dõi tình hình chấp hành đấu thầu để đảm bảo quy chế đấu thầu được thực hiện nghiêm túc.
- Mở rộng hình thức giao thầu như áp dụng hình thức giao thầu theo kế hoạch: hình thức này có thể áp dụng cho một số ngành, một số dự án nhằm khai thác và sử dụng lao động hợp lý, phát huy năng lực của các nhà thầu. Nghiên cứu giải pháp giao thầu theo hình thức khoán gọn (hình thức này đã được áp dụng với những dự án thuộc các xã vùng cao và quy mô nhỏ đã có kết quả).
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh công khai danh sách và phạt theo hợp đồng các nhà thầu tư vấn, xây lắp thi công chậm và có vi phạm lên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, các trang Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở có xây dựng chuyên ngành; cấm tham gia đấu thầu có thời hạn đối với các nhà thầu vi phạm Luật Đấu thầu; quy rõ trách nhiệm vật chất đối với thủ trưởng cơ quan, chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn, giám sát và cá nhân liên quan.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh tăng cường chất lượng công tác đấu thầu, lập và thực hiện đấu thầu thí điểm qua mạng theo Công văn số 128/BKH-QLĐT ngày 07/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quản lý chặt chẽ việc sử dụng chi phí dự phòng của dự án, yêu cầu chủ đầu tư báo cấp có thẩm quyền trước khi sử dụng khoản chi phí, chủ đầu tư khi duyệt dự toán thay thế giá gói thầu phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư.
2.2.4 Nâng cao chất lượng công tác thanh toán vốn và quyết toán dự án hoàn thành
Thứ nhất, trong giải ngân, thanh toán vốn đầu tư. Giải ngân vốn đầu tư có vị trí rất quan trọng trong hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản. Nó không chỉ có ý
nghĩa trong việc giải quyết vấn đề tài chính cho các nhà thầu, trong việc đẩy nhanh tốc độ thi công, bàn giao sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng mà nó còn tác động trực tiếp đến các quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay tình hình giải ngân VĐT không riêng tỉnh Bắc Giang mà trên phạm vi toàn quốc đều chậm, hiện tượng phổ biến lặp lại qua các năm là vốn thanh toán dồn dập vào tháng 12 và tháng 1 năm sau, còn chuyển vốn sang thanh toán năm sau. Để từng bước khắc phục vấn đề này cần thực hiện các biện pháp sau:
- Trong công tác phân bổ kế hoạch ngân sách hàng năm: Phân bổ đủ vốn đầu tư cho công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, chi phí GPMB và vốn đối ứng cho các dự án ODA để tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện đầu tư xây dựng và giải ngân thanh toán vốn. Do việc ghi kế hoạch không đảm bảo điều kiện nên thông thường 6 tháng đầu năm hầu hết các chủ đầu tư tập trung vào việc thuê tư vấn thiết kế - tổng dự toán, tổ chức đấu thầu. Để khắc phục vấn đề này điều quan trọng là đảm bảo điều kiện ghi kế hoạch theo đúng quy định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh cần yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục phê duyệt thiết kế - dự toán, lựa chọn nhà thầu để sớm khởi công xây dựng. Khi có khối lượng hoàn thành phải tổ chức nghiệm thu và lập hồ sơ thanh toán kịp thời.
- Cơ quan cấp phát thanh toán vốn phải bảo đảm thanh toán đúng tiến độ thời gian quy định. Thực hiện nghiêm túc, công khai quy trình cấp phát. Khắc phục nghịch lý Nhà nước có vốn, chủ đầu tư và nhà thầu cần vốn mà ách tắc chậm trễ. Mặt khác phải chú ý nâng cao năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm cho cán bộ thanh toán vốn để có điều kiện đáp ứng yêu cầu chất lượng quản lý và thời gian giải quyết công việc. Nghiêm cấm thái độ sách nhiễu, cửa quyền của cán bộ thanh toán vốn.
- Nâng cao chất lượng thẩm tra hồ sơ thanh toán vốn: Qua thực tiễn cho thấy, việc kiểm tra, kiểm soát phiếu giá thanh toán có ý nghĩa rất lớn để ngăn ngừa thất thoát lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng. Qua thẩm tra thanh toán từ năm 2008 đến năm 2012, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang đã từ chối thanh toán trên 9,5 tỷ đồng. Như vậy, làm tốt công tác thẩm tra hồ sơ thanh toán là một giải pháp hữu hiệu để thực hiện tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn
đầu tư trong hoạt động XDCB.
Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang cần thiết lập đường dây nóng để xử lý kịp thời mọi vướng mắc trong quá trình thanh toán vốn. Xử phạt nghiêm minh các trường hợp đơn vị chủ đầu tư và cán bộ thanh toán vốn của Kho bạc có thái độ sách nhiễu cửa quyền, dìm hồ sơ thanh toán của nhà thầu không có lý do chính đáng để làm gương chấn chỉnh kỷ cương trong quản lý thanh toán VĐT.
Thứ hai, về công tác quyết toán dự án hoàn thành. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong chuỗi quy trình quản lý vốn đầu tư để công nhận tính hợp pháp, hợp lý về sử dụng vốn đầu tư tạo ra sản phẩm XDCB hoàn thành. Làm tốt công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là giải pháp tài chính quan trọng để ngăn ngừa thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư, tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại ở một số dự án kéo dài, hiện chưa quyết toán; đối với các dự án lớn, phải tổ chức thanh tra, kiểm toán trước khi trình thẩm định phê duyệt quyết toán.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách địa phương trong công tác quyết toán cần có giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện như sau:
- Công tác quyết toán vốn đầu tư cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan cấp phát vốn, thanh toán vốn và đơn vị chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trong việc kiểm tra đối chiếu xác nhận số vốn đầu tư đã cấp phát, thanh toán cho công trình.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị nhận thầu trong việc cùng chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng đã ký trước khi hoàn thiện hồ sơ quyết toán.
- Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm tra quyết toán vốn. Gắn trách nhiệm cá nhân trong công tác quyết toán vốn với chế độ khen thưởng kỷ luật rõ ràng, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quyết toán vốn đầu tư. - Bên cạnh đó cần tăng cường kiểm tra đôn đốc, thực hiện xử phạt nghiêm đối với các đơn vị vi phạm.
2.2.5 Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đầu tư XDCB từ vốn NSNN
Hiện nay đội ngũ cán bộ thực hiện kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN còn thiếu và hạn chế về chất lượng, nhằm khắc phục tình trạng này cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
- Xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra sử dụng vốn. Mục đích của công tác này là ngăn ngừa, chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật của các đơn vị cá nhân liên quan.
- Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành một cách thường xuyên và toàn diện trong suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư qua tất cả các khâu và tất cả các đối tượng liên quan đến dự án, đồng thời kết hợp với thanh, kiểm tra đột xuất để đảm bảo tính khách quan, trung thực trong công tác này.
- Kết quả của công tác thanh, kiểm tra cần được công khai, rút kinh nghiệm cho công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB, đặc biệt là các vi phạm qua thanh, kiểm tra cần phải được xử lý nghiêm để nâng cao ý nghĩa của công tác thanh,