Xuất quy trình phòng trị ve

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm ve trên bò tại huyện Easuop, tỉnh Đăklăk. Bước đầu thử nghiệm hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ và thử hiệu lực của thuốc Solfac (Trang 44 - 48)

Để đảm bảo sự phát triển tốt cho đàn gia súc cần phải có những biện pháp phòng trị ve hiệu quả:

- Diệt ve trên cơ thể gia súc

+ Đối với những hộ chăn nuôi ít thì có thể thường xuyên bắt ve cho gia súc và có thể nuôi gà thả để bắt ve trên cơ thể bò.

+ Dùng thuốc Solfac của Bayer phun lên cơ thể gia súc.

+ Có thể dùng một số dịch chiết từ thảo dược hoặc một số thuốc mới khác để phun diệt ve trên bò.

- Diệt ve ngoài môi trường + Xử lý chuồng nuôi định kỳ.

+ Thường xuyên phát quang cây trên đường đi về của gia súc.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊI. Kết luận I. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có một số kết luận sau:

1- Ve Booophilus microplus là chủ yếu trên bò nuôi tại huyện Easuop. 2- Ve ký sinh trên cơ thể bò biến động qua các tháng điều tra.

Vào tháng 9 – 10 tỷ lệ nhiễm ve trên bò cao chiếm (95,72 – 96,26%)

Vào tháng 11 – 12 tỷ lệ nhiễm ve trên bò thấp hơn chiếm (72,73 – 93,58%) 3- Tỷ lệ nhiễm ve trên bò cũng biến động theo vùng, địa hình.

Tỷ lệ nhiễm ve trên bò ở xã Yalốp chiếm 98,36% Tỷ lệ nhiễm ve trên bò ở thị trấn Easuop chiếm 95,59%

4- Tỷ lệ nhiễm ve trên bò cũng biến động theo giống bò. Tỷ lệ nhiễm ve ở giống bò lai cao hơn giống bò nội.

Tỷ lệ nhiễm ve ở giống nội chiếm 95,42% Tỷ lệ nhiễm ve ở giống ngoại chiếm 98,21%

5- Tỷ lệ nhiễm ve trên bò cũng biến động theo lứa tuổi Ở lứa tuổi dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ 97,67%

Ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm chiếm 96,77% Ở lứa tuổi trên 2 năm tuổi chiếm 95,12%

6- Vị trí ký của ve trên cơ thể bò có sự khác biệt nhau. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở bẹn, bụng, yếm (giao động từ 79,14 – 96,26%), vị trí có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là chân, đuôi chiếm tỷ lệ là 6,14%.

7- Khả năng sinh sản và phát triển của ve giữa các mùa cũng khác nhau. - Vào tháng 9 – 10 (Nhiệt độ từ 23 – 300C, ẩm độ từ 62 – 88%)

+ Thời gian ve cái có chửa trung bình là 3 ngày. + Thời gian ve cái đẻ trứng trung bình là 10,9 ngày. + Số lượng trứng trung bình là 2688 quả.

+Thời gian ve cái chết sau khi đẻ trung bình là 12,4 ngày. + Thời gian nở trứng trung bình là 16,2 ngày.

+ Thời gian ủ trứng trung bình là 27,1 ngày + Tỷ lệ nỏ trứng là 87%.

- Vào tháng 11 – 12 (Nhiệt độ từ 18 – 290C, ẩm độ từ 51 – 83%). + Thời gian ve cái có chửa trung bình là 3,8 ngày.

+ Thời gian ve cái đẻ trứng trung bình là 13,1 ngày. + Số lượng trứng trung bình là 1930 quả.

+ Thời gian ve cái chết sau khi đẻ trung bình là 9,1 ngày. + Thời gian nở trứng trung bình là 22,7 ngày.

+ Thời gian ủ trứng trung bình là 35,8 ngày. + Tỷ lệ nở trứng là 81,5%.

8- Bước đầu thử nghiệm hiệu lực của dịch chiết từ lá cúc quỳ, chúng tôi thấy hiệu lực của dịch chiết là rất thấp đối với ve ký sinh trên bò.

9- Thuốc diệt côn trùng Solfac của công ty Bayer có hiệu lực rất cao đối với ve ký sinh trên bò (vớI liều 4g/1lít nước phun trực tiếp lên cơ thể bò có khả năng diệt 98,8%).

II. Đề nghị

Qua quá trình điều tra nghiên cứu thực hiện đề tài tại huyện Easup, chúng tôi có một vài kiến nghị sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiện tại tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ve trên bò tại huyện Easuop là rất cao, từ đó làm giảm khả năng sản xuất của bò, cho nên việc nghiên cứu phòng trừ ve cho bò là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.

- Cần thay thế và bổ sung các loại thuốc diệt ve mới hiệu quả cao và an toàn hơn các loại thuốc mà lâu nay trong chăn nuôi vẫn thường hay dùng.

- Ngoài các biện pháp khác, cần định kỳ sử dụng các loại thuốc mới để diệt ve và chúng tôi thấy rằng các hộ chăn nuôi nên dùng thuốc Solfac của Bayer, (pha với liều 4g/1lít hoặc 20g/5lít nước) phun trực tiếp lên cơ thể bò cho hiệu quả diệt ve cao.

- Nhìn chung huyện Easuop là một huyện biên giới còn nghèo, thu nhập kinh tế còn thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, từ đó ý thức về phòng trị bệnh cho gia súc cũng rất kém. Chính vì vậy việc tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, nâng cao dân trí, đồng thời công tác Thú y cần được triển khai tốt đến với nhân dân nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh cho gia súc.

- Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, các hộ chăn nuôi cần xây dựng chuồng trại và giữ vệ sinh sạch sẽ, chăn thả luân phiên đồng cỏ góp phần giảm thiểu tỷ lệ nhiễm ve cũng như tác hại do ve gây ra.

- Trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi thấy rằng hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ là rất thấp khi tiến hành thử hiệu lực đối với ve ở nồng độ từ 10%, 15% và 20% (cả khi ngâm ở nhiệt độ thường và nhiệt độ 500C). Vì vậy đề nghị tiếp theo có những nghiên cứu sâu rộng hơn để có thể khẳng định hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ.

- Do thời gian có hạn nên chúng tôi chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế khi sử dụng thuốc Solfac khi đưa vào phòng trị ve trên bò.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Văn Thịnh, Dương Công Thuận (1962), kết quả nghiên cứu ve Booophilus annulatus var australis ở miền Bắc Việt Nam, tác hại và cách phòng trị, tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp số 5 – Hà Nội.

2. Trịnh Văn Thịnh 1976, tình hình ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm ở miền Nam Việt Nam, tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp số 3 và 4.

3. Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ, Nguyễn Văn Chí (1977), ve bét và côn trùng ký sinh ở Việt Nam, tập 1, NXB KHKT Nông nghiệp – Hà Nội.

4. Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn Khuê, Phan Lục. Giáo trình ký sinh trùng Thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

5. Phạm Văn Khuê, Phan Lục, ký sinh trùng Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà NộI 1996.

6. Nguyễn Văn Diên, bài giảng “Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng” tập1,2 , Trường Đại học Tây Nguyên.

7. Nguyễn Văn Diên, Đặc điểm của ve Ixodidae ký sinh ở gia súc và cách phòng trị.

8. Nguyễn Thái Tuấn, những đặc điểm của ve bò Booophilus microplus ở một số địa điểm thuộc Nghệ An và thuốc phòng trị.

9. Nguyễn Văn Tý, nghiên cứu tác dụng dược lý một số dược liệu Việt Nam: Thuốc Lào, Bách bộ, hạt Na đối với ngoại ký sinh trùng Thú y. Ứng dụng điều trị thử nghiệm trên vật nuôi.

10. Phạm Khắc Hiếu, Lê Ngọc Diệp (1997), Dược lý Thú y, NXB Hà Nội. 11. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho, Đông dược Thú y.

12. Viện Dược liệu (2001), tạp chí dược liệu, tập 6.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm ve trên bò tại huyện Easuop, tỉnh Đăklăk. Bước đầu thử nghiệm hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ và thử hiệu lực của thuốc Solfac (Trang 44 - 48)