Giới thiệu bài mới.

Một phần của tài liệu Bài 1-18 (Trang 33 - 35)

Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần phải kiểm tra mạng điện theo kì và tiến hành thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra đảm bảo an toàn cho người và tài sản .Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện trong nhà có an toàn

không? Chúng ta cùng học bài: “ Kiểm tra an toàn mang điện trong nhà”.

Hoạt động 2:Kiểm tra dây dẫn điện

-Chú ý HS trước khi kiểm tra phải cắt điện.

- Hướng dẫn HS biết cách kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài vào nhà,nhằm phát hiện những hiện tượng có thể xảy ra sự cố cho mạng điện.

-Gọi 1HS đọc phần 1SGK.

-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:

+ Hãy mô tả đường dây dẫn điện vào nhà em là laọi dây gì?Có bị chùng, võng xụống không? + Theo em cỡ dây như vậy có đảm bảo cho dòng điện sử dụng không?

+Nnếu dây dẫn điện vào nhà em gần các cành cây thì có an toàn không?

+Nếu không an toàn thì phải xử lý như thế nào? +Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không?Tại sao?

+Em hãy kiểm tra xem dây dẫn điện có cũ không? Có những vết nứt và hở cách diện không?Nếu có cần xử lý như thế nào?

-Lưu ý HS không được buộc dây dẫn lại với nhau để ránh làm nhiệt độ tăng có thể làm hở lớp cách điện

-Nghe phàn chú ý của GV.

-Đọc phần 1 SGK . -Thảo luận trả lời được:

+ Dây dẫn điện vào nhà có vỏ cách điện bằng cao su tiết diện lõi 4 mm vuông.

+ Cỡ dây này đảm bảo đảm bảo cho việc sử dụng vì nó cho phép dòng điện 35A chạy qua.

+ Không .Vì khi mưa bão cành cây gây có thể làm đứt dây điện rất nguy hiểm cho con người và các phương tiện qua lại.

+Phải chặt quang các cành cây gần dây điện. +Không vì rất nguy hiểm dến tính mạng con người trong nhà.

+ Em kiểm tra nếu có phải tiến hành thay dây mới. 20

Hoạt động 3 : Kiểm tra cách điện mạng điện:Ống sứ ,pu li sứ,ống luồn dây.( 15 phút ).

- Hướng dẫn HS kiểm tra cách điện mạng điện của trường học và của lớp học bằng cách kiểm tra các ống luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay có bị giập vỡ hay không , nếu có thì phải thay thế.

-Cho HS tiến hành kiểm tra theo yêu cầu GV đưa ra.

Hoạt động 4:Kiểm tra thiết bị điện.

-Yêu cầu HS nghiên cứu phần 3 SGK theo nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi GV đưa ra.

-Hỏi HS:

+Mạng điện trong nhà có những laọi thiết bị gì? Thường được lắp ở đâu?

-Yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu bảng trong SGK và đơa ra cách khắc phục (cộtB) cho các trường hợp ở (cột A)

-Yêu cầu HS vẽ bảng trên (bảng1 bên dưới )vào vở.

-Hướng dẫn HS kiểm tra các thiết bị theo yêu cầu an toàn điện và yêu cầu sử dụng.

+Cầu chì được mắc ở dây nào? Kiểm tra an toàn bằng cách nào?

+ Kiểm tra an toàn công tắc bằng cách nào?

+ Kiểm tra an toàn ổ cắm điện bằng cách nào?

+ Kiểm tra an toàn phích cắm điện bằng cách nào?

-Nghiên cứu phần 3 ,thảo luận trả lời các câu hỏi của GV.

+ Gồm :

-Cầu dao được lắp đặt ở đường dây dẫn chính -Công tắc lắp trước các mạch điện

-Cầu chì mắc ở dây pha

-Ổ cắm lắp ở những nơi thuận tiện và an toàn cho việc sử dụng đồ dùng điện

-Phích điện lắp trực tiếp với các đồ dùng điện để lấy điện từ ổ cắm điện.

+Lắp ở dây pha ,có nắp đậy,có vỏ không bị sứtvỡ ,dây chì đùng theo yêu cầu kỹ thuật.

+Có vỏ không bị sứt vỡ,vị trí đóng cắt đúng chiều. + Không nên đặt ở những nơi ẩm ướt ,quá nóng hoặc nhịều bui tránh chập mạch, đánh lửa,dùng nhiều ổ ở các cấp khác nhau.

+ Không bị vỡ vỏ cách điện,các chốt cắm phải chắc chắn,đảm bảo tiếp xúc tốt với các cực của ổ cắm điện.

20

Bảng1

A B

Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ Thay vỏ mới

Mối nối dây dẫn của cầu dao , công tắc tiếp xúc không tốt hoặc lỏng

Ốc ,vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra. Dùng tua vít vặn chặt lại,nếu ốc vít bị chờn thay ốc vít mới.

Hoạt động 5: Kiểm tra đồ dùng điện

-Yêu cầu HS đọc phần 4 SGK.

-Nhấn mạnh cho HS biết tầm quan trọng của việc kiểm tra an toàn điện cho đồ dùng điện.

-Đưa ra một số đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện như:Dây dẫn ,phích cắm bị rò điện -Cho HS dùng bút thử điện để kiểm tra

-Hướng dẫn HS quan sát ,kiểm tra việc cách điện của đồ dùng điện:

-Yêu cầu kiểm tra :

+Các bộ phận cách điện của đồ dùng điện xem có bị sứt, vỡ không ? Nếu có phải làm gì?

+Dây dẫn điện có bị hở và rạn nứt không?Các mối nối có bị hở không? Nếu có phải làm gì?

-Cho HS thảo luận về cách kiểm tra các đồ dùng điện

-Hỏi HS :

+Ta phải làm gì để các đồ dùng điện dược sử dụng một cách an toàn và hiệu quả?

-Đọc phần 4 SGK

-Quan sát các đồ dùng điện GV đưa ra. -Kiểm tra bằng bút thử điện.

+Kiểm tra nếu có sự cố phải thay thế ngay.

+Kiểm tra nếu bị gãy,có vết rạn nứt khi vặn xoắn dễ gây ngắn mạch hoặc chạm điện ra vỏ.

+Phải kiểm tra định kỳ các đồ dùng điện nếu có hư hỏng phải được sửa chữa ngay. Chỉ khi nào đồ dùng điện đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng.

20

Hoạt động 6 :T ổng kết bài học – Dặn dò.( 5 phút )

-Tổng kết lại toàn bộ nội dung tiết học, nhận xét giờ học.

Một phần của tài liệu Bài 1-18 (Trang 33 - 35)