Hình tượng nghệ thuật

Một phần của tài liệu Một số tư tưởng mỹ học trước Mác (Trang 31 - 32)

V. NGHỆ THUẬT

a.Hình tượng nghệ thuật

phản ánh hiện thực một cách hư ảo hoang đường

Nghệ thuật cổ vũ cuộc đấu tranh cho tự do, cho hạnh phúc trần gian đích thực. Còn tôn giáo khuyên nhủ sự nhẫn nhục, chịu đựng để hứa hẹn hạnh phúc ở thế giới khác.

Ở hai lĩnh vực tinh thần khác nhau, nhưng giữa nghệ thuật và tôn giáo có sự chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau. Tôn giáo có thể dùng nghệ thuật làm hình thức biểu hiện. Ngược lại cũng có những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng những tư tưởng và màu sắc tôn giáo.

2. Đặc trưng thm m ca ngh thut

a. Hình tượng nghệ thuật

Hình tượng nghệ thuật là phương thức đặc thù của nghệ thuật để mô tả hiện thực và thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Đó là sự thống nhất phản ánh, sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật, nó là ranh giới phân định thế giới nghệ thuật với thế giới hiện thực.

Trong hình tượng nghệ thuật dựa trên nguyên tắc, hay hai phẩm chất quan trọng: đó là: tính trừu tượng và tính cụ thể cảm tính. Nó được thể hiện ở ba cấp độ: trình độ tư tưởng, tâm lý và vật chất (đó là ngôn ngữ, âm thanh và màu sắc)

Sự thống nhất giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan của hình tượng nghệ thuật. Mọi hiện tượng được đưa vào trong tác phẩm nghệ thuật đều có nội dung khách quan: có thể đó là một khía cạnh của đời sống hiện thực, một trạng thái nào đó trong tâm tư tình cảm con người. Những cái đó được nghệ sĩ nhìn nhận từ vị trí xã hội nhất định, từ thời đại của mình và chuyển tải vào nó cả tư tưởng tình cảm cá nhân, do vậy mỗi một hình tượng nghệ thuật, mỗi tác phẩm nghệ thuật đều chứa đựng chủ quan, cái tôi một cách rõ nét.

Hay nói cách khác, mỗi hình tượng nghệ thuật là một yếu tố của khách quan đã được chủ quan hoá bởi nghệ sĩ, sau khi hình thành nó lại tồn tại độc lập khách quan đối với người sáng tạo. Có nhiều trường hợp chính cái tôi chủ quan của nghệ sĩ được khách quan hóa trong tác phẩm nghệ thuật rồi sau đó tồn tại một cách khách quan đối với bản thân nghệ sĩ.

Sự thống nhất cái chung và cái riêng trong hình tượng nghệ thuật:

Về mặt hình thức, hình tượng nghệ thuật có vẻ rất riêng biệt, sinh động, giống như biểu tượng. Do vậy, các hình tượng nghệ thuật thường sinh động như cái tồn tại, hiện hữu.

Song, nhìn chung nghệ sĩ không mô tả một hiện tượng riêng biệt nào đó mà không chứa đựng những nét khái quát, chung của nhiều hiện tượng, đó là những yếu tố tính chất, hiện tượng có ý nghĩa phổ biến. Nghệ sĩ luôn luôn nhấn mạnh, đi sâu vào những cái chung có

đề, những thông điệp mà tác giả gửi gắm trong đó, sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng xuất hiện ngay trong quá trình nghệ sĩ xây dựng hình tượng nghệ thuật bằng các thủ pháp khái quát hoá và điển hình hoá của mình.

Sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm trong hình tượng nghệ thuật:

Xây dựng hình tượng nghệ thuật, nghệ sĩ buộc phải có năng lực tư duy, xuất phát từ chỗ nghệ sĩ phải hấp thụ, nắm bắt một vốn sống phong phú, rồi tìm ra những nét chung, nét khái quát của chúng. Để sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, nghệ sĩ thường phải có một thế giới quan, nhân sinh quan nhất định, đó là hệ thống các quan điểm được đánh giá, trong các quan niệm triết, chính trị, đạo đức, tôn giáo. Thế giới quan, nhân sinh quan ấy được bộc lộ ra khi nghệ sĩ lựa chọn đối tượng phản ánh hay giải quyết cac xung đột trong cac tác phẩm của mình.

Song, các hình tượng nghệ thuật không thể hiện ra như các nguyên lý, sơ đồ, giải pháp cứng nhắc mà được trình bày ra bằng những cảm xúc cá nhân của nghệ sĩ, bằng một trí tưởng tượng làm cho hình tượng vừa thực tế vừa mơ mộng, vừa phổ biến vừa sinh động. Tóm lại, hình tượng nghệ thuật cái lý trí phải được thể hiện bằng tình cảm, còn tình cảm phải luôn được kiểm tra bằng lý trí.

Một phần của tài liệu Một số tư tưởng mỹ học trước Mác (Trang 31 - 32)