Rủi ro bên ngoài dự án

Một phần của tài liệu dự án bảo tồn và phát triển nghề làm thâu râu tại xã xuân bắc, huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 25)

2.1. Sự dao động của thị trường. Cụ thể là giá cả

Phải tính toán kỹ trong quá trình hạch toán chi phí cũng như giá bán các đồ gốm, đồng thời thường xuyên xác định lại chi phí cho dự án đảm bảo tính thực tế, khả năng huy động vốn.

2.2. Rủi ro đạo đức Triển khai dự án cần có yếu tố minh bạch trong giải ngân vốn cũng như các hoạt động đầu tư cụ thể, giảm các khâu trung gian giữa chủ vốn với dự án. Quản lý tốt dự án

2.3. Khủng hoảng kinh tế Đa dạng hoá sản phẩm, tạo sự linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh, lập quỹ rủi ro.

2.4. Sự thay đổi quyết định của cơ quan Nhà nước, cơ quan tài trợ

Cần phải có sự thống nhất giữa các bên và có các bản cam kết rõ ràng.

Phần 10: Biện minh

Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường tiêu thụ các sản phẩm đầu vào, đầu ra là yếu tố đặc biết quan trọng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp cũng như các hộ sản xuất phi nông nghiệp. Thực tế nhiều năm qua ở xã Xuân Bắc sản xuất các ngành nghề thủ công và tiểu thủ công nghiệp không phát triển nhiều, nhiều ngành sản xuất luôn ở tình trạng sản xuất cầm chừng do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được nên người lao động không dám đầu tư sản xuất. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho lao động của xã chuyển đi làm ăn nơi khác, làm nghề khác, khiến cho các ngành nghề truyền thống của xã ngày càng mai một. Vì vậy dự án được triển khai là rất cần thiết.

Kỹ thuật :

Trình độ học vấn trình độ chuyên môn kỹ thuật của các hộ ở xã Xuân Bắc còn thấp. Tuy nhiên việc sử dụng thiết bị máy móc làm thâu râu không yêu cầu kỹ thuật cao nên mọi người dân có nhu cầu sản xuất đều có thể áp dụng được. Các hộ gia đình có thể học hỏi lẫn nhau ,từ đó giảm được chi phí mở lớp đào tạo nghề. Tuy vậy để đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển các mặt hàng trên thị trường thì việc mở lớp tập huấn nâng cao tay nghề của người dân là cần thiết.

Hiệu quả kinh tế .

Khi dự án được triển khai :

+ Thị trường hàng hóa được mở rộng, nhu cầu tiêu thụ tăng, các hộ sẽ yên tâm sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao có mẫu mã đẹp đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng . Điều này sẽ giúp các hộ có được thu nhập cao và ổn định hơn.

+ Xã Xuân Bắc là một xã tiểu thủ công nghiệp kết hợp với nông nghiệp, nên khi dự án được triển khai sẽ trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

+ Các ngành nghề sản xuất truyền thống như nghề mộc, nghề làm nem thính, nghề làm bún,nghề làm cốm, nghề làm thâu râu…...chủ yếu tiêu thụ tại thị trường địa phương và trong nước đã tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn. Do vậy trong thời gian tới, duy trì và phát triển các ngành nghề vẫn là một hướng chính giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của xã, ổn định trong thu nhập của hộ.

Hiệu quả xã hội:

+ Hiện nay xã Xuân Bắc có rất nhiều ngành nghề thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tình trạng số hộ tham gia sản xuất ngày càng giảm do gặp phải một số khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên khi dự án được triển khai sẽ khắc phục được những khó khăn mà người dân đang gặp phải, từ đó thu hút được nhiều người quay lại làm cũng như những người mới tham gia vào nghề này từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp.

+ Thực tế cho thấy đang có dòng di cư lao động từ nông thôn ra đô thị , về lâu dài, để bảo đảm an sinh xã hội, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn theo phương châm “ly nông bất ly hương” , giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương việc phát triển và bảo tồn nghề truyền thống ngay tại quê hương là rất cần thiết.

Hiệu quả môi trường:

Nghề sản xuất thâu râu không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe của những hộ gia đình khác cũng như các hộ sản xuất. Bên cạnh đó, đề án bảo tồn và phát triển nghề truyền thống được xây dựng theo quan điểm phát triển hài hòa giữa sản xuất với bảo vệ môi trường do đó không làm ảnh hưởng tới môi trường và thế hệ tương lai.

Một phần của tài liệu dự án bảo tồn và phát triển nghề làm thâu râu tại xã xuân bắc, huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 25)