Sai số trung bình cộng (m)( sai số tiêu chuẩn): S

Một phần của tài liệu skkn xây dựng hệ thống bài tập nhóm oxi để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường thpt tấn tài 1 (Trang 33)

S m n = Nhóm Tổng số bài làm (n) Tham số TB cộng (X ) Độ lệch chuẩn (S) Hệ số biến thiên (Cr) Sai số TB cộng (m) Nhóm TN 48 8,04 1,51 0,19 0,22 Nhóm ĐC 48 5,60 1,77 0,22 0,25

Qua bảng kết quả thu được ở trên cho thấy tỉ lệ % bài làm đạt loại khá giỏi của học sinh nhóm thực nghiệm cao hơn so học sinh nhóm đối chứng. Mặc khác độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên và sai số trung bình cộng đều nhỏ. Kết quả thu được đáng tin cậy.

Phân tích định tính:

Qua thăm dò học sinh hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cho thấy học sinh cho thấy:

- Thích thú giải bài tập có hệ thống hơn. - Học sinh yêu cầu tăng cường thêm bài tập.

- Khả năng phán đoán và tìm ra được cách giải một bài toán nhanh hơn. - Đã làm quen được nhiều bài tập khó và quen dần với nhịp học tập trung cao độ.

- Đòi hỏi học sinh có kiến thức nhất định về hoá học, ham tìm tòi học hỏi và có khả năng tự nghiên cứu.

KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊKết luận Kết luận

Sau khi tiến hành áp dụng hệ thống bài tập nhóm oxi cho học sinh làm làm thì chúng tôi thu được một số kết quả đáng khích lệ:

- Cung cấp nhiều phương trình phản ứng mà sách giáo khoa không đề cập. - Xây dựng được một số bài tập cho học sinh tham khảo.

- Nâng cao được chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Phát hiện thêm được một số học sinh có tiềm năng kế thừa. - Giáo dục được đa số học sinh có ý thức học chuyên hoá.

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy được tính hiệu quả của đề tài mang lại.

Bên cạnh đó:

- Người thầy phải tạo được niềm tin cho học sinh.

- Lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo và đức hy sinh của người thầy.

- Thầy giáo cần phải gần gũi với học sinh, tôn trọng và biết cách động viên kích thích lòng say mê, sáng tạo của học sinh.

- Phải có nguồn lực về thầy cũng như là trò và tạo nguồn kế thừa.

Kiến nghị

Về phía học sinh:

+ Cần trang bị kiến thức từ cấp 2. + Phát huy khả năng tự nghiên cứu. + Tham khảo thêm bài tập.

Về phía giáo viên:

+ Luôn bổ sung vào hệ thống bài tập sẳn có. + Nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu.

+ Khơi dậy lòng say mê hoá học của học sinh. Về phía nhà trường:

+ Có chính sách thu hút học sinh.

+ Thư viện cần có thêm nhiều sách chuyên.

+ Mời các thầy cô các trường Đại học hay Bộ giáo dục bồi dưỡng chuyên sâu theo từng phân môn cho giáo viên và học sinh.

Với kinh nghiệm còn hạn chế chúng tôi rất cần những đóng góp ý kiến chân thật để giúp cho việc bồi dưỡng học sinh ngày càng hiệu quả hơn.

Chân thành cảm ơn. Chúc đoàn kết và thành công.

Phan rang, ngày 07 tháng 04 năm 2012

Người viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Duy Ái, Một số phản ứng trong hoá học vô cơ, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010.

2. Ban tổ chức, Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, Nhà xuất bản đại học sư phạm TPCHM, 1999, 2008, 2009, 2010, 2011.

3. Trịnh Văn Biều, Giảng dạy hoá học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản đại học quốc gia TPHCM, 2003.

4. Trần Quốc Sơn-Tài liệu chuyên hoá học-Nhà xuất bản giáo dục, 2000. 5. Nguyễn Đức Vận, Hoá học vô cơ – Tập 1 – Các nguyên tố phi kim, Nhà

xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2008.

6. Đào Hữu Vinh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Hữu Tài, Nguyễn Thị Minh Tâm, 121 bài tập hoá học – Tập 1, 2 – Nhà xuất bản Đồng Nai, 1997.

Một phần của tài liệu skkn xây dựng hệ thống bài tập nhóm oxi để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường thpt tấn tài 1 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w