Ăn, xơi, chén
( Khác nhau về sắc thái ý nghĩa)
4)Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:
Nhóm II
Cho, tặng, biếu
( Khác nhau về sắc thái biểu cảm)
Nghĩa chung: Trao một cái gì đó cho người khác, mà không đòi hay đổi lấy gì cả
Nghĩa riêng của mỗi từ:
Cho: sắc thái bình thường, quan hệ trên - dưới, ngang hàng
Tặng: Sắc thái thân mật, trân trọng quan hệ trên - dưới, ngang hàng.
4)Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:
Nhóm III
Tu, nhấp, nốc
( khác nhau về cách thức hoạt động)
Nghĩa chung: Uống
Nghĩa riêng của mỗi từ:
Tu: uống nhiều, liền một
mạch, bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm.
Nhấp: uống từng chút, chỉ hớp ở đầu môi.
Nốc: uống nhiều và hết ngay trong một lúc, thông tục.
4)Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:
Nhóm IV
Xinh, đẹp
( Khác nhau về phạm vi của tính chất)
Nghĩa chung: dễ coi, ưa nhìn
Nghĩa riêng của mỗi từ:
Xinh: Chỉ nói đến hình thức của sự vật có kích thước nhỏ nhắn so với vật
cùng loại
Đẹp: Mức độ cao hơn xinh, ngoài hình thức còn nói đến phẩm chất của sự vật
5) Bài tập trắc nghiệm
1, Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân” ?
A. Nhà văn B. Nhà thơ C. Nhà báoD. Nghệ sĩ
2, Nét nghĩa: nhỏ, xinh xắn, đáng yêu phù hợp với từ nào sau đây ?
A. Nhỏ nhẹB. nho nhỏ C. Nhỏ nhắn D. Nhỏ nhặt
3,Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ in đỏ trong câu: “Chiếc ôtô bị chết máy” ?
A. Mất B. Hỏng C. Đi D. Qua đời
4, Điền từ thích hợp vào các câu dưới đây:
“Nhanh nhảu, nhanh nhẹn, nhanh chóng”
A. Công việc đã được hoàn thành………
B. Con bé nói năng………...