MỘT SỐ BÀI HỌC VÀ NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:

Một phần của tài liệu SKKN.CHONG HS BỎ HỌC.NEN TRIEN KHAI (Trang 26 - 28)

1. Năm học trước, lớp 12B5 cũng tương tự như lớp 12C5 năm học 2007 – 2008 này. Và hôm nay, chúng tôi có thể nêu ra một số những BÀI HỌC như sau :

a. Trước hết, theo chúng tôi là bài học của sự mạnh dạn phá bỏ những tư tưởng xơ cứng, máy móc, sai lầm về mối quan hệ giữa Thầy trò, giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Theo chúng tôi, trong mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình GD nói trên, người Thầy giữ vai trò chủ đạo và quan trọng nhất. Học sinh có vai trò là chủ thể, quyết định. Tuy nhiên, để khơi dậy ý thức làm chủ của h/s, người Thầy phải bằng nghiệp vụ sư phạm của mình để vận dụng tất cả mọi khả năng có thể, mà trước hết là những khả năng của chính mình, trong chính mình ( Lòng nhiệt tình, yêu người, yêu nghề, không quản ngại khó khăn, vất vả, biết hy sinh vì sự nghiệp cao cả, vẻ vang …) kèm theo đó là những khả năng của tập thể sư phạm, của phụ huynh, của xã hội, rồi của chính các em. Tấm lòng mình trong sáng, trái tim mình rực lửa nhiệt tình, mục đích mình cao cả, vì con người, vì sự tiến bộ của con người, hành động của mình dũng cảm, kiên trinh …chắc chắn sẻ cảm hóa được cả những tâm hồn còn u tối. Đây không phải là việc mới lạ của nghề sư phạm cách đây chừng nữa thế kỷ, nhưng đây là việc mà thế hệ mới trong sự chi phối của ý thức hệ mang nhiều màu sắc mới nên để làm được điều này không dể. Lãnh đạo nhà trường để hạ cho được quyết tâm, chỉ đạo cho triệt để VĐ này không dể.

Việc Thầy giáo đến nhà h/s lâu nay đã trở thành việc xa lạ, thậm chí phần lớn đều đã bị hiểu nhầm. Ngược lại, nhiều GV cho rằng, trong thời buổi kinh tế thị trường, những việc đi lại ấy không ai tính được thành tiền mà thanh toán.

Bởi thế, chúng tôi đề nghị: Bộ hãy sớm ban hành những văn bản mang tính pháp qui nhằm tạo điều kiện cho lãnh đạo trực tiếp ở các trường triển khai thực hiện. Có như vậy chúng ta mới sớm cải thiện được tình hình chất lượng GD tụt dốc, h/s đua nhau bỏ học kiếm tiền, đạo đức h/s ngày càng sa sút.

b. .Người thầy giáo phải tự xác định lại mình trước nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và nhân dân trông cậy. Chúng ta cứ thường hô hào học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ kính yêu, nhưng thực tế chúng ta đã và đang chạy theo cơ chế đồng tiền, sống theo lối vị kỉ. Như thế, chúng ta sẽ đào tạo cho XH những con người còn vị kỉ hơn chúng ta nhiều lần. Chúng ta không thể “túng thì tính” như vậy được. Thậm chí nhiều GV

đó là ngay nhiều cán bộ của ngành chỉ chăm lo kiếm tiền mà không thực chất gì cho nghề. Họ càng làm to thì càng lao vào kiếm chác. Những con sâu tham nhũng ấy ở đâu, ngành nào mà không có. Chúng ta cần giữ vững lòng tin là sớm muộn những con sâu ấy sẽ bị tiêu diệt. Hình ảnh lý tưởng để chúng ta noi theo phải là những tấm gương cao cả, để rồi chính chúng ta một ngày kia cũng sẽ trở thành cao cả. Càng chạy theo cuộc sống vật chất chính là chúng ta đang chạy xa với bản chất của con người. Rồi Nhà nước sẽ nghiên cứu mà cải thiện dần để lương chúng ta đủ sống. Cần sớm xác định lại tư cách, tác phong, nhiệt tình, phẩm giá của một người Thầy. Nếu không có những người Thầy như thế thì làm sao khơi dậy được ý thức làm chủ của h/s. Làm sao một h/s có thể hiểu được mà nhảy lên vị trí chủ thể của quá trình đào tạo nếu không có những người Thầy như thế.

c. Biết phá bỏ tư tưởng ích kỉ, biết khơi dậy tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ, nhưng nếu không có được một môi trường GD tốt thì cũng thật nan giải lắm thay.

Trách nhiệm chính của lãnh đạo Nhà trường là phải tạo ra một môi trường GD thật sự trong sáng, công bằng, xác thực, nghiêm minh. Sự tài giỏi của lãnh đạo là biết cân được giữa trọng lượng và khối lượng, giữa quá trình GD với hiệu quả GD. Từ đó đánh giá được công sức bỏ ra của GV và tính hiệu quả trong công tác GD của từng GV mà khen chê cho thỏa đáng.

Để có được môi trường sư phạm tốt đẹp đó, nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của lãnh đạo các cấp ngành GD và của Đảng, Nhà nước là phải chỉnh đốn lại đội ngũ lãnh đạo của ngành GD. Tất cả những hiện tượng tham nhũng đều cố gắng tẩy rửa sạch. Tham nhũng trong ngành GD không chỉ làm hư mất một cán bộ Nhà nước mà còn làm hư đi nhiều tấm gương, từ đó mà làm băng hoại đi nhiều thế hệ. Đảng, Nhà nước nên khẩn trương chống tham nhũng trong ngành GD trước hết, để làm gương cho toàn XH.

d. Tinh thần đoàn kết giữa những Gv dạy lớp với GVCN, kinh nghiệm sư phạm trong việc tổ chức, quản lý h/s phấn đấu thực hiện những yêu cầu tốt đẹp được xác định . Đây cũng chính là một vấn đề cần rút kinh nghiệm kịp thời trong công tác GD. Có thể nói, chỉ khi nào tập thể sư phạm nhỏ nhưng lại cụ thể, trực tiếp ấy biết đoàn kết thực tâm cùng giúp đỡ lẫn nhau trong việc GD h/s thì khi đó mới có cơ hội để thành công.

e. Một yếu tố cũng rất quan trọng, đó là việc chọn lựa, nắm chắc, vận dụng khéo léo, tài tình mà hiệu quả đội ngũ cán bộ lớp. Làm được điều này, người GVCN mới mở được cánh cửa chính để thâm nhập vào tập thể h/s. Nếu khâu này thất bại thì chưa vội nói đền hiệu quả GD, thậm chỉ chỉ là chạy vòng quanh bên ngoài để hô hào mà thôi. Hiệu quả GD khi đó sẻ không thực chất. Chỉ khi nào bản thân h/s tự giác thực hiện, tự vận động, biến chuyển thì lúc ấy mới có sự tiến bộ thực chất được.

đ. Để thực hiện được những mục đích tốt đẹp trong quá trình GD, như chúng tôi đã trình bày, ngoài những VĐ lớn như đã nêu trên GVCN cần thực hiện những công việc cụ thể như :

- Nắm vững những qui định của Bộ về chức năng, nhiệm vụ của người GVCN.

- Thống nhất với BGĐ và với tổ, khối CN những nội dung, mục đích, kế hoạch và biện pháp để GD h/s theo những định hướng chung đã được vạch ra.

- Chọn lọc, cơ cấu được một BCS, BCHCĐ thực sự có năng lực, có nhiệt tình, có ý chí để xây dựng lớp trở thành tập thể đoàn kết, vững mạnh.

- Thống nhất với các GVBM để tạo nên một tập thể sư phạm đoàn kết thân ái, là động lực cùng GVCN hướng dẫn, tạo nên sức mạnh cho tập thể h/s vươn lên.

- Khéo phát huy, kết hợp với sức mạnh của Hội phụ huynh để tạo nên một sức mạnh từ nhiều góc độ cho tập thể h/s tin tưởng, an tâm phấn đấu.

- Trước hết, trên hết, GVCN phải là người mẹ hiền, là người anh cả, gần gủi, thương yêu, có trách nhiệm và hiểu biết, xứng đáng để đàn em tin tưởng, hy vọng và noi gương. Phải biết hy sinh, biết cố gắng, có phương pháp sư phạm vững chắc, phải yêu say với nghề. Không thể có thành công ( dù là ít ỏi ) với những GV chỉ hời hợt và ghẻ lạnh với nghề.

2. MẤY Ý KIẾN ĐỀ XUẤT :

- Đề nghị có chế độ thích đáng cho GVCN trong quá trình tổ chức, hướng dẫn, phối kết hợp với các lực lượng để xây dựng lớp trở thành tập thể đoàn kết, thân ái, cùng tiến bộ. Trong việc giữ vững sĩ số h/s, xây dựng các tập thể h/s, xây dựng nhà trường XHCN, nâng cao chất lượng GD … vai trò của GVCN là đặc biệt quan trọng. Nhất là trong tình hình hiện nay.

- Bộ và các cấp lãnh đạo ngành cần sớm nhìn nhận, xem xét và chỉnh đốn lại công tác GVCN trong nhà trường. Cần xác định cụ thể trách nhiệm của GVCN, gắn trách nhiệm với quyền lợi cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của GVCN trong tình hình mới.

- Đề nghị có cách thức tổ chức cho các GVCN cùng thảo luận, thống nhất những chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp. Trên cơ sở đó các kỳ sơ tổng kết có phổ biến kinh nghiệm của những GVCN giỏi cho các GVCN khác học tập. Những bài học bổ ích trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, nhất là trong việc GD h/s cá biệt, cần được đánh giá đúng mức và có chế độ rõ ràng. Không nên vì những lý do không tốt đẹp mà hẹp hòi, khó dễ trong việc đánh giá, nhìn nhận, khen thưởng, thanh toán cho những vất vả khó nhọc của GVCN trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Tóm lại, bên cạnh đề ra những yêu cầu cao, đặt ra những tiêu chuẩn mang tính sư phạm và tính GD cao, đòi hỏi Thầy và trò phải cật lực phấn đấu mới có thể đạt được thì cũng cần phải xét đến những chi phí thanh toán cần phải có cho xứng đáng với sự nổ lực phấn đấu đó.

- Bộ nên đề ra những yêu cầu, tiêu chí phấn đấu, và có văn bản hướng dẫn cho các cấp của ngành trong việc thực hiện công tác xây dựng tập thể h/s, GD h/s cá biệt, giữ vững sĩ số h/s của mỗi GVCN.

Một phần của tài liệu SKKN.CHONG HS BỎ HỌC.NEN TRIEN KHAI (Trang 26 - 28)