Chính sách công nghệ

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện hội nhập kinh tế (Trang 64)

V nt i, kho bãi, thông tin liên l cậ ảạ

2.3.1.3.Chính sách công nghệ

N m 1995 ă

2.3.1.3.Chính sách công nghệ

Theo Nghị Định 90, trước mắt 3 Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNN&V đầu tiên ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh được thành lập (theo Quyết định 290/QĐ-BKH ngày 12/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Các trung tâm này sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan là đầu mối tư vấn về công nghệ và kỹ thuật, cải tiến trang thiết bị và nâng cao trình độ quản lý cho DNN&V. Mặc dù mới được thành lập, nhưng các trung tâm này sẽ có vai trò rất quan trọng đối với công tác nghiên cứu phát triển của các DNN&V. Đây là một nỗ lực lớn trong chính sách trợ giúp về công nghệ của Chính phủ đối với DNN&V.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ chính sách của nước ta vẫn còn thiếu những quy định khuyến khích DNN&V đầu tư vào công nghệ mới, chưa khuyến khích chuyển giao công nghệ cho DNN&V. Các hợp đồng chuyển giao công nghệ được quy định quá nghiêm ngặt trong Luật dân sự cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Hơn nữa, sự chậm chạp trong khi phê duyệt các hợp đồng chuyển giao công nghệ, phí đánh giá và đăng ký các hợp đồng chuyển giao công nghệ cao... cũng dẫn đến hạn chế sự đầu tư công nghệ mới của DNN&V.

2.3.1.4. Chính sách xúc tiến thương mại

Nhìn chung, nhiều tỉnh, thành phố đã có cố gắng đề xuất các biện pháp hỗ trợ đối với khu vực kinh tế tư nhân nói chung và DNN&V nói riêng như thành lập website để cung cấp thông tin pháp luật cho DN, tổ chức các đoàn DN ra nước ngoài tham dự hội chợ, triển lãm, tìm đối tác kinh doanh, mở lớp tập huấn về luật pháp, mở lớp đào tạo chủ DN... Tuy vậy, hiệu quả đạt được chưa cao.

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Hệ thống chính sách trợ giúp DNN&V ở nước ta tuy chưa phải là một bộ phận riêng biệt và tồn tại độc lập, nhưng đã phần nào tác động đến sự phát triển của khu vực này. Mặc dù đã được cải thiện đáng kể, song những chính sách trợ giúp DNN&V vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế đó

xuất phát từ hai phía chủ quan và khách quan. Nguyên nhân khách quan phụ thuộc điều kiện kinh tế xã hội, môi trường bên ngoài mà chúng ta không thể can thiệp tới. Trong phạm vi Chuyên đề này, chỉ xin nêu ra đây những nguyên nhân chủ quan phát sinh từ sự chưa hoàn thiện của hệ thống cơ quan Nhà nước hỗ trợ DNN&V.

Như đã nêu ở phần 2.2.3, hệ thống cơ quan hỗ trợ DNN&V bao gồm: Hệ thống tham mưu, lập kế hoạch và chính sách phát triển DNN&V ở trung ương và Hệ thống các cơ sở thực hiện hỗ trợ DNN&V. Phải nói rằng thiết lập nên được một hệ thống như vậy là nỗ lực rất lớn đóng góp cho sự phát triển của DNN&V. Tuy nhiên, do mới được thành lập một cách chính thức từ sau khi Nghị định 90 ra đời, các cơ quan này không tránh khỏi một số hạn chế như sau:

Đối với Hội đồng khuyến khích DNN&V

Hội đồng đã đi vào hoạt động ngay từ khi thành lập. Tuy nhiên, có một số hạn chế trong hoạt động của Hội đồng như:

- Đa số thành viên Hội đồng là đại diện cơ quan chính phủ nên khó đảm bảo có sự đối thoại thật sự giữa các cơ quan chính phủ và cộng đồng DN trong phạm vi hội đồng trước khi có các quyết định kiến nghị lên Thủ tướng;

- Sự năng động của Hội đồng phải dựa vào sự năng động, sáng tạo của cơ quan thường trực - Cục Phát triển DNN&V. Tuy vậy, đây lại là cơ quan mới thành lập, còn thiếu năng lực và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực mới mẻ này, nhất là thiếu thông tin về đáng giá chính sách, về nhu cầu của DN, cũng như thiếu năng lực nghiên cứu chính sách.

- Khả năng điều phối hoạt động của Hội đồng còn hạn chế nên chưa phát huy được vai trò của mình.

Đối với các cơ quan Chính phủ

Trong thực tiễn xây dựng và thực hiện chính sách phát triển DN, hoạt động của các cơ quan Chính phủ còn gặp phải một số vấn đề như:

- Lợi ích toàn cục đôi khi chưa được tính đến một cách đầy đủ. Một số chính sách khi ban hành đã bị phản ứng gay gắt từ phía các DN đã phải ngừng thực hiện do xét thấy những phản ứng đó là hợp lý. Một trong những nguyên

nhân của tình trạng này là khi xây dựng và đề xuất chính sách, cơ quan của Chính phủ có liên quan đã không xét tới lợi ích của DN, hoặc chú ý quá mức tới lợi ích cục bộ của mình.

- Khi chuyển sang kinh tế thị trường, tư duy chính sách, cách thức thực hiện quản lý Nhà nước về DN, và đặc biệt là thái độ của công chức đối với DN phải thay đổi một cách căn bản so với thời kỳ kinh tế trước đây. Tuy vậy, nhiều cơ quan chính sách của Chính phủ trong một số trường hợp còn trì trệ bảo thủ với cách làm cũ, phương thức cũ và thái độ cũ.

- Khi hỗ trợ DN, một số bộ, ngành còn có tình trạng dành ưu ái hơn cho DNNN, nhất là DNNN trực thuộc bộ, ngành đó hơn là đối với các DN tư nhân.

- Cách thức triển khai thực hiện các kế hoạch hỗ trợ của các cơ quan Chính phủ vẫn theo hệ thống hành chính kém hiệu quả và dễ phát sinh tiêu cực.

- Nguồn lực Nhà nước dành cho các hoạt động hỗ trợ DN còn rất hạn chế. Tâm lý lại ỷ lại vào các nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho hoạt động hỗ trợ DN, nhất là DNN&V và khu vực tư nhân còn khá phổ biến.

Đối với các cơ sở hỗ trợ do các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương thành lập, có thể nhận thấy một số vấn đề như:

- Số lượng các cơ sở này còn nhỏ, và chủ yếu mới được thành lập trong vài năm trở lại đậy, cơ sở vật chất còn thiếu, kể cả phương tiện làm việc;

- Số lượng nhân viên trường không đủ để triển khai các hoạt động cần thiết. Đồng thời, năng lực và kỹ năng hỗ trợ DN của các nhân viên tại các cơ sở đó chưa đáp ứng được yêu cầu;

- Cơ chế hoạt động của các cơ sở này thường theo kiểu “sự nghiệp có thu” về tài chính, còn mọi mặt quản lý khác thường được thực hiện theo mô hình cơ quan Nhà nước - kém hiệu quả, không minh bạch, quan liêu, thiếu chủ động, chưa mang nhiều tính khuyến khích sáng tạo.

Đối với các cơ sở hỗ trợ do các tổ chức xã hội nghề nghiệp, hiệp hội lập ra, có thể nhận thấy một số vấn đề như:

- Khá nhiều về mặt số lượng, nhưng rất nhiều hiệp hội DN chưa có cơ sở (trung tâm) hỗ trợ DN của mình hoặc chỉ mới thành lập gần đây. Mặt khác, năng lực và kỹ năng của nhân viên, cơ sở vật chất còn rất hạn chế;

- Mô hình tổ chức không minh bạch: không phải DN cũng không phải cơ sở của Nhà nước; mà thường là “trung tâm”, không có cơ sở pháp lý rõ ràng, không

chuyên nghiệp;

- Nguồn lực hoạt động dựa vào nguồn lực eo hẹp của tổ chức mẹ hoặc nguồn tài trợ ít ỏi của nước ngoài.

CHƯƠNG III: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DNN&V TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KTQT

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNN&V TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

Việt Nam đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, nền kinh tế mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm qua nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện mới. Trong điều kiện đó khu vực DNN&V cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Về những thuận lợi:

- Cải cách DNNN với việc giảm bớt các doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ tạo điều kiện cho khu vực DNN&V ngoài quốc doanh phát triển, Nhà nước sẽ có điều kiện quan tâm phát triển nhằm bù đắp lại những khoảng trống do các DNNN để lại, đáp ứng được nhu cầu về hàng hoá trong nước.

- Toàn cầu hoá yêu cầu hệ thống pháp luật của Việt Nam phải phù hợp với các quy định quốc tế. Vì vậy vấn đề phân biệt đối xử giữa các loại hình sẽ ngày càng thu hẹp.

- Hội nhập quốc tế tạo cho các DNN&V Việt Nam cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. Tạo cơ hội liên kết, học hỏi công nghệ mới từ các doanh nghiệp khác. Các DNN&V có điều kiện áp dụng các công nghệ hiện đại.

- Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng nhận thấy tầm quan trọng của DNN&V trong quá trình phát triển và ổn định nền kinh tế với những đóng góp quan trọng của khu vực này. Vai trò của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như DNN&V được coi trọng. Vì vậy, khung khổ pháp lý và các biện pháp chính sách ưu tiên, hỗ trợ khu vực DNN&V đang được hình thành và hoàn thiện nhằm khuyến khích khu vực này phát triển.

- Hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá có nghĩa là mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hoá kinh tế và đưa các doanh nghiệp tham gia vào quá trình cạnh tranh quốc tế. Các doanh nghiệp phải trực tiếp tham gia vào quá trình cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thế giới. Những thách thức cạnh tranh bao gồm cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và quốc tế.

+ Cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các DNN&V phải cạnh tranh với

nhiều doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau trên các thị trường mà trước đây số lượng doanh nghiệp tham gia còn hạn chế, những thị trường truyền thống,...

+ Cạnh tranh ở thị trường trong nước. Đối thủ của các DNN&V, ngoài các

doanh nghiệp lớn trong nước, các DNN&V phải cạnh tranh với các công ty của nước ngoài. Do công cụ thuế không được phép áp dụng nên cạnh tranh về giá cả sẽ gay gắt hơn, giá hàng hoá của các công ty nước ngoài sẽ thấp hơn nhiều. Bên cạnh đó các DNN&V còn phải cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Những công ty này sẽ có lợi thế về công nghệ, trình độ quản lý và giá nhân công thấp hơn nhiều so với nước sở tại.

Trước điều kiện mới thì việc xác định quan điểm và định hướng phát triển khu vực DNN&V là rất quan trọng đối với các cấp, các ngành quản lý. Trên cơ sở đó, những chính sách thích hợp sẽ được áp dụng nhằm khuyến khích các DNN&V phát triển cho tương xứng với vai trò to lớn của khu vực này trong nền kinh tế.

3.1.2. Quan điểm phát triển khu vực tư nhân

Việt Nam đang trong quá trình cải cách kinh tế, đặc biệt là khu vực DNNN còn chưa hiệu quả trong khi tình hình ngân sách Nhà nước còn eo hẹp, nguồn lực trong dân vẫn còn tiềm ẩn, chưa được khai thác đúng khả năng. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý và hoạch định chính sách phải đổi mới tư duy, đặc biệt là cách nhìn nhận vai trò của các khu vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Dưới đây là một số quan điểm cụ thể cho việc xây dựng chính sách khuyến khích phát triển DNN&V trong thời gian tới được:

3.1.2.1. Việc hỗ trợ phải dựa vào nguyên tắc tự hỗ trợ.

Các DNN&V phải tự vươn lên với những khoản hỗ trợ rất hạn chế của Nhà nước và các tổ chức, tránh việc hỗ trợ tràn lan vừa không đảm bảo hiệu quả vừa gây lãng phí nguồn lực.

3.1.2.2. Đặt quá trình phát triển DNN&V trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là cải cách DNNN

Việc phát triển khu vực DNN&V sẽ là một biện pháp thúc đẩy quá trình cải cách khu vực DNNN. Điều này được thể hiện rằng các DNN&V sẽ bù đắp lại những lỗ hổng trong sản xuất kinh doanh của các DNNN để lại. Việc phát triển khu vực ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các DNN&V sẽ bù đắp những lỗ hổng này, đồng thời Nhà nước sẽ tập trung được nguồn lực cho các lĩnh vực quan trọng. Bên cạnh đó, việc phát triển khu vực DNN&V sẽ thu hút một lượng lớn người lao động dôi dư do cải cách DNNN tạo ra.

3.1.2.3. Duy trì cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển DN

Hỗ trợ DNN&V cần được tiến hành sao cho không ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh, có nghĩa là:

+ Nhà nước không trợ cấp trực tiếp để DNN&V giảm chi phí giá thành sản

phẩm và dịch vụ, mà Nhà nước và các nhà tài trợ chỉ giúp DNN&V nâng cao năng lực để DNN&V có khả năng cạnh tranh hơn. Như vậy, nhờ được đào tạo mà DNN&V có thêm năng lực cạnh tranh do có kiến thức và kỹ năng mới, chứ không phải được trợ cấp một khoản tiền để giảm chi phí trong giá thành sản phẩm và dịch vụ

+ Tương tự như trên, các khoản trợ cấp hiện tại dưới dạng miễn, giảm thuế,

miễn giảm tiền thuê đất cần được hạn chế nhằm duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi DN

+ Việc Nhà nước và các nhà tài trợ hỗ trợ tăng cường năng lực cho DNN&V phải dựa vào các nhà cung ứng dịch vụ trên thị trường, tránh tạo ra các cơ sở cung cấp dịch vụ hoạt động theo kiểu cơ quan hành chính sự nghiệp. Có nghĩa là việc can thiệp của Nhà nước và nhà tài trợ vào thị

trường dịch vụ phát triển DN không được làm mất cơ hội của các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân.

3.1.2.4. Phát huy nội lực tối đa trong xã hội

Mặc dù công cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam đã thu được một số kết quả khả quan trong thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiềm lực phát triển kinh tế ở Việt nam vẫn chưa được huy động hết. Vấn đề quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách là phải tìm ra nguồn động lực mới để có thể khai thác tiếp tục những nguồn lực này. Khuyến khích phát triển DNN&V chính là một trong số những chính sách quan trọng phục vụ cho mục tiêu đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.5. Đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế

Mặc dù đã được chính thức thừa nhận là một thành phần cấu thành trong nền kinh tế, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn bị đối xử bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực. Điều này thể hiện cả trong các quy định pháp lý cũng như cả qua hành vi của một số cán bộ có liên quan. Việc đối xử thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế sẽ là một nguồn động viên khuyến khích vô cùng to lớn đối với khu vực ngoài quốc doanh và chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực kinh tế xã hội ở Việt nam.

3.1.3. Phương hướng phát triển DNN&V

3.1.3.1. Phát triển DNN&V chủ yếu trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Điều này phản ánh đúng xu hướng phát triển hiện tại, Nhà nước chỉ sẽ giữ lại hoặc có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt tại các doanh nghiệp quy mô lớn, trong các ngành, lĩnh vực quan trọng. Còn các DNN&V hiện nay sẽ tiếp tục thực hiện các hình thức đa dạng hoá sở hữu và Nhà nước cũng sẽ không thành lập thêm các DNNN quy mô nhỏ. Trong các ngành, lĩnh vực mang tính cạnh tranh cao thì việc tham gia của càng nhiều doanh nghiệp sẽ đảm bảo tính hiệu quả cao hơn. Nhà nước không nên can thiệp trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ở đó. Nói tóm lại khu vực DNN&V trong tương lai sẽ chỉ là các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, không còn các DNNN quy mô vừa và nhỏ.

3.1.3.2. Đẩy mạnh phát triển DNN&V trong các ngành công nghiệp sản

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện hội nhập kinh tế (Trang 64)