Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ protein, lipid, vitamin E, vitamin C trong thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và thành phần sinh hóa của cá giò (Rachycentron canadum, Linnaeus 1766) giai đoạn giống (Trang 34)

M Ở ĐẦU

2. Sơ đồ nội dung nghiên cứu

2.7 Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu

2.7.1 Phương pháp thu mẫu

+ Cá được cân đo chiều dài và khối lượng trước và sau khi kết thúc thí nghiệm để tính toán các thông số tăng trưởng.

+ Phân tích thành phần sinh hóa của cá trước và sau khi kết thúc thí nghiệm, phân tích thành phần dinh dưỡng trong thức ăn ở mỗi nghiệm thức thí nghiệm được thực hiện tại Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường- ĐH Nha Trang.

+ Tính toán lượng thức ăn đã sử dụng ở mỗi đơn vị thí nghiệm.

Thức ăn thừa trong bể được thu lại bằng cách xiphong qua lưới sau khi hoàn tất việc cho ăn 30 phút, bảo quản ở nhiệt độ -200C, sau hai tuần đem sấy khô trong tủ ở nhiệt độ 1050C trong thời gian 16-24 giờ.

2.7.2 Phương pháp phân tích thành phần sinh hóa của cá và thức ăn

• Protein thô: phân tích theo phương pháp Kjenldal

• Lipid thô: Phân tích theo phương pháp Folch – Úc với hỗn hợp dung môi • Độ ẩm: sấy mẫu ở nhiệt độ 1050C trong 18h đến khi khối lượng không đổi • Tro: mẫu được nung ở 5050C trong 18h đến khi khối lượng không đổi.

2.8 Phân tích và xử lý số liệu:

- Xác định chỉ tiêu tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR:%/ngày)

SGR= ( 2) ( 1)100 t W Ln W Ln

Tốc độ tăng trưởng tương đối (WG: %). WG = 100 1 1 2   W W W

Trong đó: W2: Khối lượng cá lúc kết thúc thí nghiệm (g) W1: Khối lượng cá lúc bắt đầu thí nghiệm (g) t: Thời gian thí nghiệm (ngày)

- Tỷ lệ sống: (%) 100

Y X TLS

Trong đó: X: Số cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm Y: Số lượng cá thể ban đầu

- Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR):

FCR =

WG Wtasd

Trong đó: Wtasd: Khối lượng thức ăn sử dụng (g; theo khối lượng khô) WG: Khối lượng cá gia tăng (g; theo khối lượng tươi). - Hiệu quả sử dụng protein (PER)

Psd WG PER

Trong đó: WG: Khối lượng cá tăng (g, tính theo khối lượng tươi) Psd: Khối lượng protein cá sử dụng (g, theo khối lượng khô)

Toàn bộ số liệu thu được ở các thí nghiệm xử lý trên phần mềm SPSS 15.0 for window, tất cả các số liệu trong báo cáo được phân tích bằng phương pháp ANOVA một yếu tố. Sự sai khác giữa các nghiệm thức được so sánh theo phương pháp Ducan’s multiple range test. Sự sai khác có ý nghĩa được xem xét khi P<0,05. Số liệu được trình bày trong báo cáo là giá trị trung bình (TB) ± Sai số chuẩn (SEM).

CHƯƠNG 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein/lipid lên tốc độ tăng trưởng và thành phần sinh hóa của cá giò giai đoạn giống. phần sinh hóa của cá giò giai đoạn giống.

3.1.1 Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm Các yếu tố môi trường

Nhiệt độ (0C) Độ mặn (S ‰) pH NH3 -N (mg/L) NO2- (mg/L)

Oxy hòa tan (mg/L) 26,5 -28,0 30 -32,5 7,3-8,6 < 1mg/L < 1mg/L > 4mg/L

Trong suốt thời gian thí nghiệm các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan, NO2-, NH3 -N của tất cả các bể thí nghiệm đều được duy trì ổn định, phù hợp với điều kiện sinh trưởng bình thường của cá.

3.1.2 Ảnh hưởng của các tlệ protein/lipid trong thức ăn lên tốc độ tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn FCR, lượng thức ăn tiêu thụ FI, FER và tỷ lệ sống. hệ số chuyển hóa thức ăn FCR, lượng thức ăn tiêu thụ FI, FER và tỷ lệ sống.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng tương đối (WG %) và tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR%) của cá giò khi cho ăn các tổ hợp thức ăn có tỷ lệ protein/lipid khác nhau

NTTA Wđ (g) We(g) WG (%) SGR (%)

42P:15L 13,78 ± 2,53 40,28 ± 0,33abc 192,28 ± 2,41abc 3,57 ± 0,03abc 42P:18L 13,78 ± 2,53 38,39 ± 0,63ab 178,63 ± 4,63ab 3,41 ± 0,06ab 42P:21L 13,78 ± 2,53 37,83 ± 0,26a 174,52 ± 1,90a 3,36 ± 0,02a 45P:15L 13,78 ± 2,53 48,66 ± 1,08d 253,15 ± 7,83d 4,21 ± 0,07d 45P:18L 13,78 ± 2,53 46,23 ± 1,73cd 235,48 ± 12,56cd 4,03 ± 0,12cd 45P:21L 13,78 ± 2,53 45,02 ± 1,55bcd 226,73± 11,29bcd 3,94 ± 0,11cd 48P:15L 13,78 ± 2,53 46,21 ± 0,71cd 235,36 ± 5,13 cd 4,03 ± 0,05cd 48P:18L 13,78 ± 2,53 45,54 ± 4,69cd 230,49 ± 34,06cd 3,95 ± 0,36cd 48P:21L 13,78 ± 2,53 44,69 ± 3,24bcd 224,29 ± 23,55bcd 3,90 ± 0,23bcd

Giá trị biểu thị là TB ± SEM, n = 3. Trong cùng cột, giá trị trung bình kèm theo chữ cái khác

Các chỉ tiêu sinh trưởng của cá trong thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.1. Thức ăn viên cho cá ở các tỷ lệ protein/lipid khác nhau trong các tổ hợp thức ăn có ảnh hưởng đến khối lượng cá khi kết thúc thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng tương đối (WG) và tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR) với sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Sinh trưởng của cá đạt giá trị cao nhất tại nghiệm thức thức ăn 45P/15L và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức 45P/15L với các nghiệm thức thức ăn 42P/15L; 42P/18L; 42P/21L (P<0,05).

40.28abc 38.39ab 37.83a 48.66d 46.23cd 45.02bcd46.21cd45.54cd 44.69bcd 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 42P/15L 42P/18L 42P/21L 45P/15L 45P/18L 45P/21L 48P/15L 48P/18L 48P/21L W e ( g )

Hình 3.1: Khối lượng của cá giò ở các NTTA tại thời điểm kết thúc thí nghiệm

(Số liệu trình bày là giá trị TB ± SEM, n = 3. Các chữ cái trên cột khác nhau thể hiện sự sai khác có

ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Khối lượng trung bình của cá ở các NTTA sau khi kết thúc thí nghiệm dao động trong khoảng 37,83g - 48,66g và đạt giá trị tốt nhất ở NTTA có tỷ lệ 45P/15L (48,66g). Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa NTTA có tỷ lệ 45P/15L với các NTTA 45P/21L, 45P/18L , 48P/15L; 48P/18L và 48P/21L (P>0,05). Các nghiệm thức thức ăn có tỷ lệ 42P/15L; 42P/18L và 42P/21L có khối lượng trung bình thấp và có sự sai khác có ý nghĩa đối với các NTTA có tỷ lệ protein 45 và 48% (cho tất cả các mức lipid) (P<0,05). Trong các NTTA có cùng một mức protein, khối lượng cá có xu hướng giảm cùng với sự gia tăng của hàm lượng lipid được bổ sung vào thức ăn, tuy nhiên không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các mức này (P>0,05).

224.3bcd 230.5cd 235.4cd 226.7bcd 235.5cd 253.2d 174.5a 192.3abc 178.6ab 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 42P/15L 42P/18L 42P/21L 45P/15L 45P/18L 45P/21L 48P/15L 48P/18L 48P/21L W G ( % )

Hình 3.2: Tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá giò khi cho ăn các tổ hợp thức ăn có tỷ lệ protein/lipid khác nhau.

(Số liệu trình bày là giá trị TB ± SEM, n = 3. Các chữ cái trên cột khác nhau thể hiệ

sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 3.90bcd 3.95cd 4.03cd 3.94cd 4.03cd 4.21d 3.57abc 3.41ab 3.36a 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00 42P/15L 42P/18L 42P/21L 45P/15L 45P/18L 45P/21L 48P/15L 48P/18L 48P/21L S G R ( % /n g à y )

Hình 3.3: Tăng trưởng đặc trưng về khối lượng của cá giò khi cho ăn các tổ hợp thức ăn có tỷ lệ protein/lipid khác nhau.

(Số liệu trình bày là giá trị TB ± SEM, n = 3. Các chữ cái trên cột khác nhau thể hiện

sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR %/ngày) và tăng trưởng tương đối (WG %) của cá gia tăng cùng với sự gia tăng của tỷ lệ protein/lipid trong khẩu phần thức ăn. Trong đó SGR, WG của cá ở tổ hợp thức ăn có tỷ lệ 45P/15L đạt giá trị cao nhất (4,21% và 253,2%), giữa các nghiệm thức 45P và 48P (cho tất cả các mức lipid) không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Mức tăng trưởng của cá giò thấp vẫn là ở các NTTA có hàm lượng protein thấp 42P/15L; 42P/18L và 42P/21L với SGR từ 3,36% đến 3,57%; WG từ 174,5% đến 192,3%

và không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ số tăng trưởng của cá ở các NTTA 42P (cho tất cả các mức lipid), tuy nhiên các nghiệm thức này lại có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với các NTTA 45 và 48P (cho tất cả các mức lipid) (P<0,05). Mặt khác, trong cùng một mức protein, các chỉ số tăng trưởng của cá giảm khi gia tăng hàm lượng lipid trong thức ăn và đạt các giá trị thấp ở các NTTA có tỷ lệ 42P/21L; 45P/21L và 48P/21L. Những kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở nghiên cứu trên cá giò của Chou và ctv (2001); Huang (1999); Wang và ctv (2005); Craig và ctv (2006).

Đối với nghiên cứu của Chou và ctv (2001) kết luận với mức 44,5% protein và 5,76% lipid cá có thể tăng trưởng và phát triển tốt, tuy nhiên tác giả này cũng công bố rằng tốc độ tăng trưởng của cá không có sự khác biệt khi cho ăn thức ăn có hàm lượng lipid cao hơn 6% và thấp hơn 18%. Trong thực tế, thức ăn cung cấp cho ngành nuôi công nghiệp cá giò tại Đài Loan, hàm lượng lipid có chứa tới 16-20% lipid thô, việc sử dụng hàm lượng lipid cao trong thức ăn mục đích làm gia tăng lượng lipid trong cơ thể, nhất là trong cơ nhằm phục vụ cho món sashimi nổi tiếng (Huang, 1999).

Craig (2006) cho rằng hàm lượng lipid phù hợp cho cá giò giống sinh trưởng và phát triển nên nhỏ hơn 18% trong thức ăn khô, kết quả này cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Wang và ctv (2005). Wang và ctv (2005) cho rằng với mức lipid 5% hay 15% cá giò giống sẽ phát triển tốt hơn so với mức 25%(P<0,05). Năm 1999, Ho Shin Huang đề nghị bổ sung mức lipid 14,6% trong thức ăn cho cá giò giống để đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Một nghiên cứu khác trên cá chẽm trắng Atractoscion nobilis của Lopez và cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng với hàm lượng lipid từ 15,5 đến 18% cho tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm 19,5 và 21% lipid.

Một số loài cá đòi hỏi mức lipid tối ưu trong thức ăn >20% (Yone và ctv 1971; Stickney và Andrews, 1972; Lee và Putman, 1973; Adron và ctv, 1976; Takeuchi và ctv., 1978), tuy nhiên hàm lượng lipid tăng quá cao có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng quá nhiều hàm lượng mỡ trong cá (Watanabe, 1982; Henderson và Tocher, 1987; Sargent và ctv, 1989), mặc dù thịt cá giò có hàm lượng lipid cao rất thích hợp cho món sashimi của Nhật Bản. Bên cạnh đó, rất

nhiều các nhà khoa học khác nhau đã tiến hành nghiên cứu đến sự chia sẻ protein bị tác động bởi lipid. Ở cá hồi, nếu cho ăn thức ăn có trên 30%lipid thì sẽ cải thiện lượng thức ăn tiêu thụ và hiệu quả tận dụng protein cũng như làm giảm bớt hàm lượng Nitơ bị bài tiết ra ngoài (Beamish và Medland, 1986; Hillestad và Johnsen, 1994; Helland và Grisdale-Helland, 1998; Torstensen và ctv., 2001). Sự chia sẻ protein đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu trên rất nhiều các loài cá khác nhau khi được cho ăn các khẩu phần ăn giàu năng lượng có chứa lipid như một nguồn cung cấp năng lượng chính. Tuy nhiên theo một số quan sát của các nhà khoa học khác thì cũng có hiện tượng không có sự chia sẻ protein nào với sự tác động của lipid (McGoogan và Gatlin, 1999; Thoman và ctv., 1999; Vergara và ctv., 1999).

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, nhu cầu protein của cá giò cũng tương tự như một số loài cá khác như: cá hanh vàng Sparus aurata (Sabaut và Luquet, 1973); Cá Hồi Đại Tây Dương (Lall và Bishop, 1977); Japanese eel

(Nose và Arai, 1972); Small mouth bass (Anderson và ctv, 1981); Sockeye salmon (Halver và ctv, 1904) và Strip bass (Millikin, 1983) (40-45%protein).

Tuy nhiên nhu cầu protein của cá giò lại thấp hơn so với một số loài cá như: cá chẽm Châu Á (Boonyaratpalin, 1997), cá mú (Chen và Tsai, 1994; Teng và ctv, 1978; Shiau và Lan 1996), cá tráp đỏ, cá hồi trắng, cá bơn sao (Wilson,1989) đòi hỏi mức protein từ 50-55%protein, cá mú chấm đen là 50,2%protein (Shiau &Lan, 1996). Takeuchi (1978) khi nghiên cứu về cá hồi giống cho thấy: hàm lượng protein trong khẩu phần thức ăn của cá từ 35-48% với lipid gia tăng từ 15- 20% sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá (Trích từ Chou và ctv, 2001). Năm 2005c, Lê Anh Tuấn xác định nhu cầu protein và lipid tối ưu trong khẩu phần thức ăn cho cá mú Epinephelus malabaricus tăng trưởng và phát triển có giá trị lần lượt là 49,7%protein và 11% lipid.

Tại Đài Loan và các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc…sản xuất các loại thức ăn viên cho cá giò có hàm lượng protein 40-45%, lipid từ 12-16% tùy theo kích cỡ của cá (Lê Thanh Hùng, 2007).

Bảng 3.3: Tỷ lệ sống (S%), hệ số chuyển đổi thức ăn FCR, lượng thức ăn tiêu thụ (FI) và hiệu quả sử dụng protein (FER) của cá giò khi cho ăn các tổ hợp thức ăn

có tỷ lệ protein/lipid khác nhau. NTTA FCR* FI* (g) FER S (%) 42P:15L 1,53±0,05ab 40,55± 0,72b 1,45± 0,04 88,89± 5,56 42P:18L 1,62±0,04b 39,93± 0,42ab 1,47± 0,03 94,44± 5,56 42P:21L 1,60±0,02b 38,47± 0,19a 1,48± 0,02 91,67± 4,81 45P:15L 1,25±0,03a 43,51± 0,94c 1,80± 0,05 91,67± 4,81 45P:18L 1,32±0,05ab 42,75± 0,53c 1,57± 0,06 94,44± 2,78 45P:21L 1,37±0,09ab 42,60± 0,63c 1,72± 0,11 94,44± 2,78 48P:15L 1,35± 0,03ab 43,72± 0,23c 1,53± 0,04 94,44± 2,78 48P:18L 1,44± 0,24ab 43,41± 0,43c 1,53± 0,22 97,22± 2,78 48P:21L 1,42± 0,13ab 43,18± 0,35c 1,57± 0,15 97,22± 2,78

Ghi chú: * tính theo vật chất khô. Giá trị biểu thị là TB ± SEM, n = 3. Trong cùng cột, giá trị trung bình kèm theo chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) có sự sai khác có ý nghĩa thống kê khi cho cá ăn thức ăn có các tỷ lệ protein/lipid khác nhau P (<0,05). FCR đạt giá trị thấp ở các NTTA có mức 45P và 48P (cho tất cả các mức lipid) và dao động trong khoảng 1,25 đến 1,44, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức thức ăn này (P>0,05). Hệ số chuyển đổi thức ăn cao ở các NTTA có mức protein thấp 42P/15L; 42P/18L và 42P/21L (1,53 -1,62) và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê đối với các NTTA vừa kể trên (P<0,05). FCR đạt giá trị cao nhất ở NTTA có tỷ lệ 45P/15L (1,25).

Nhìn chung FCR ở các nghiệm thức thức ăn có mức protein từ 45 đến 48% protein (cho tất cả các mức lipid) có hiệu quả sử dụng tốt hơn so với mức protein 42% (cho tất cả các mức lipid). Hệ số FCR trong nghiên cứu thử nghiệm thức ăn trên cá giò giống của Chou và ctv (2001) dao động trong khoảng 1,09 - 1,84 cho thí nghiệm protein và 1,25-1,34 trong thí nghiệm về lipid trên cá giò giống. Không có sự khác biệt nhiều về hệ số sử dụng thức ăn giữa nghiên cứu này và nghiên cứu của Chou và ctv (2001).

1.42ab 1.44ab 1.35ab 1.37ab 1.32ab 1.25a 1.53ab 1.62b 1.60b 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 42P/15L 42P/18L 42P/21L 45P/15L 45P/18L 45P/21L 48P/15L 48P/18L 48P/21L F C R

Hình 3.4: Hệ số sử dụng thức ăn ở cá giò khi sử dụng tổ hợp thức ăn có tỷ lệ protein/lipid khác nhau.

(Số liệu trình bày là giá trị TB ± SEM, n = 3. Các chữ cái trên cột khác nhau thể hiện

sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 1.57 1.53 1.53 1.72 1.57 1.80 1.48 1.45 1.47 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 42P/15L 42P/18L 42P/21L 45P/15L 45P/18L 45P/21L 48P/15L 48P/18L 48P/21L F E R

Hình 3.5: Hiệu quả sử dụng protein của cá giò khi sử dụng các tổ hợp thức ăn có tỷ lệ protein/lipid khác nhau.

(Số liệu trình bày là giá trị TB ± SEM, n = 3)

Hiệu quả sử dụng protein đạt giá trị cao nhất ở NTTA có tỷ lệ 45P/15L với giá trị là 1,80. Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hiệu quả sử dụng protein giữa các NTTA (P>0,05) và dao động trong khoảng từ 1,45 đến 1,80, trong đó NTTA có tỷ lệ 42P/15L có hiệu quả sử dụng thức ăn thấp nhất (1,45).

40.55b 39.93ab

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ protein, lipid, vitamin E, vitamin C trong thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và thành phần sinh hóa của cá giò (Rachycentron canadum, Linnaeus 1766) giai đoạn giống (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)