Phương pháp sinh lý đánh giá sự phát triển bộ rễ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ CHUYỂN GEN GmEXP1 LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỘ RỄ CỦA CÂY ĐẬU TƯƠNG (Glycine max (L.) Merrill) (Trang 53)

5. Ý nghĩa khoa học và thực ti ễn của đề tài luận án

2.3.1. Phương pháp sinh lý đánh giá sự phát triển bộ rễ

Sự phát triển bộ rễ của đậu tương và cây thuốc lá chuyển gen được đánh giá

qua các chỉ tiêu chiều dài rễ chính, tổng thể tích bộ rễ và khối lượng khô của bộ rễ qua các giai đoạn gây hạn nhân tạo 3, 5, 7 và 9 ngày tuổi.

Phương pháp gây hạn nhân tạo thực hiện theo Lê Trần Bình và cs (1998) [1],

thông qua đó phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển bộ rễ. Giá thể sử

dụng trong thí nghiệm gây hạn nhân tạo là cát vàng được đãi sạch, sấy khô ở 65oC

giá thểnhư nhau. Hạt giống được ngâm ủ nảy mầm, trồng lên các chậu cát vàng đã chuẩn bị và chế độtưới nước giống nhau giữa các chậu. Mỗi giống đều được bố trí song song 3 lô thí nghiệm (lặp lại 3 lần) và một lô đối chứng, mỗi lô 10 cây/1 giai

đoạn gây hạn. Khi các cây có 3 lá chét thì bắt đầu ngừng cung cấp nước để gây hạn nhân tạo ở các lô thí nghiệm, lô đối chứng được duy trì tưới nước ở mức bão hoà.

Xác định các chỉ số liên quan đến sự phát triển bộ rễ qua từng giai đoạn 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày và 9 ngày gây hạn ở cả các lô thí nghiệm và cảlô đối chứng.

Hình 2.1. Sơ đồ thí nghiệm tổng quát

Chiều dài rễ chính tính từ gốc của cây (nơi bắt đầu xuất phát rễ) tới hết chiều dài chóp rễchính, được đo bằng thước kỹ thuật micrometer. Thể tích bộ rễđược xác

định qua thể tích dâng của cột nước khi dìm toàn bộ bộ rễ trong ống định mức. Xác

định khối lượng khô của bộ rễ bằng cách sấy cho đến khi khối lượng đạt giá trị không đổi. So sánh kết quả giữa lô thí nghiệm với lô đối chứng để xác định tỷ lệ thay đổi các chỉ tiêu ở từng giai đoạn gây hạn nhân tạo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ CHUYỂN GEN GmEXP1 LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỘ RỄ CỦA CÂY ĐẬU TƯƠNG (Glycine max (L.) Merrill) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)