0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Các loại bộ biến đổi DC/DC 1 Mạch Buck [5]

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ NGUỒN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CÓ BỘ TỰ ĐỘNG CHỌN ĐIỂM LÀM VIỆC CỰC ĐẠI ÁP DỤNG THUẬT TOÁN P O (Trang 26 -26 )

BỘ BIẾN ĐỔI ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT VÀ VẤN ĐỀ LƢU TRỮ NĂNG LƢỢNG TRONG HỆ THỐNG P

2.2.2. Các loại bộ biến đổi DC/DC 1 Mạch Buck [5]

2.2.2.1. Mạch Buck [5]

Khóa K trong mạch là những khóa điện tử BJT, MOSFET, hay IGBT. Mạch Buck có chức năng giảm điện áp đầu vào xuống thành điện áp nạp ắc quy. Khóa transitor được đóng mở với tần số cao. Hệ số làm việc D của khóa được xác định theo công thức sau:

t ¾ c dãng on on T .f T T D (2- 1)

Hình 2. 3. Sơ đồ nguyên lý bộ giảm áp Buck

Trong thời gian mở, khóa K thông cho dòng đi qua, điện áp một chiều được nạp vào tụ C2 và cấp năng lượng cho tải qua cuộn kháng L. Trong thời gian đóng, khóa K đóng lại không cho dòng qua nữa, năng lượng 1 chiều từ đầu vào bằng 0. Tuy nhiên tải vẫn được cung cấp đầy đủ điện nhờ năng lượng lưu trên cuộn kháng và tụ điện do Điot khép kín mạch. Như vậy cuộn kháng và tụ điện có tác dụng lưu giữ năng lượng trong thời gian ngắn để duy trì mạch khi khóa K đóng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 2. 4. Dạng sóng điện áp và dòng điện của mạch Buck

Phân tích mạch dựa trên sự cân bằng năng lượng qua chu kỳ đóng cắt của khóa: Năng lượng cấp cho tải trong toàn bộ chu kỳ = năng lượng thu từ nguồn trong thời gian khóa mở, và năng lượng cấp cho tải trong suốt thời gian K khóa = năng lượng lấy từ cuộn kháng và tụ điện trong thời gian K khóa.

Hay cũng có thể phân tích dựa trên phương pháp sau:

Ở điều kiện xác lập, sự cân bằng năng lượng trên cuộn kháng trong thời gian khóa đóng mở được duy trì.

Do: dt dI . L vL L (2- 2) nên khi K mở (ton):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ on out in L

.L (V V ).T

I

(2- 3)

khi K khóa (toff):

off out L

.L V .T

I

(2- 4)

Nếu cuộn kháng đủ lớn, thì dòng điện cảm ứng biến thiên ít, giá trị cực đại của dòng điện được tính như sau:

L2 2 1 o max L

I I

I

(2- 5)

Trong đó: Io là dòng tải = Vout/Rtải = giá trị trung bình của dòng điện cảm ứng.

Từ các công thức trên suy ra:

Vout = Vin.D (2- 6)

Công thức (2 – 6) cho thấy điện áp ra có thể điều khiển được bằng cách điều khiển hệ số làm việc D thông qua một mạch vòng hồi tiếp lấy giá trị dòng điện nạp ắc quy làm chuẩn. Hệ số làm việc được điều khiển bằng cách phương pháp điều chỉnh độ rộng xung thời gian mở ton. Do đó, bộ biến đổi này còn được biết đến như là bộ điều chế xung PWM.

Trong 3 loại bộ biến đỏi DC/DC trên, bộ Buck được sử dụng nhiều trong hệ thống pin mặt trời nhất vì nhiều ưu điểm phù hợp với các đặc điểm của hệ pin mặt trời.

Bộ Buck có cấu trúc đơn giản nhất, dễ hiểu và dễ thiết kế nhất, bộ Buck còn thường được dùng để nạp ắc quy nhưng nó có nhược điểm là dòng điện vào không liên tục vì khoá điện tử được bố trí ở vị trí đầu vào, vì vậy cần phải có bộ lọc tốt.

Mạch Buck thích hợp sử dụng khi điện áp pin cao hơn điện áp ắc quy. Dòng công suất được điều khiển bằng cách điều chỉnh chu kỳ đóng mở của khóa điện tử. Bộ Buck có thể làm việc làm việc tại điểm MPP trong hầu hết điều kiện nhiệt độ, cường độ bức xạ. Nhưng bộ này sẽ không làm việc chính xác khi điẻm MPP xuống thấp hơn ngưỡng điện áp nạp ắc quy dưới điều kiện nhiệt độ cao và cường độ bức xạ xuống thấp. Vì vậy để nâng cao hiệu quả làm việc, có thể kết hợp bộ Buck với thành phần tăng áp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ NGUỒN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CÓ BỘ TỰ ĐỘNG CHỌN ĐIỂM LÀM VIỆC CỰC ĐẠI ÁP DỤNG THUẬT TOÁN P O (Trang 26 -26 )

×