Khảo sát khả năng hấp phụ của than hoạt tính với metyl đỏ

Một phần của tài liệu Phương pháp điều chế than hoạt tính (Trang 50)

3. Khảo sát độ hấp phụ của than sau khi hoạt hóa

3.3. Khảo sát khả năng hấp phụ của than hoạt tính với metyl đỏ

Khảo sát khả năng hấp phụ của metyl đỏ, lấy 25 ml dung dịch metyl đỏ cho vào cốc thủy tinh 50ml, khảo sát với các nồng độ dung dịch 100 mg/l, 200mg/l, 300mg/l, 400 mg/l và 500mg/l. Thời gian hấp phụ là 10 phút. Sau đó tiến hành lọc và đo quang để xác định khả năng hấp phụ trước và sau của than hoạt tính với metyl đỏ.

Hình 3.8: Năm ống bên phải là trước khi hấp phụ, năm ống bên trái là sau hấp phụ

Bảng 3.8:Kết quả sau khi hấp phụ metyl đỏ

Nồng độ metyl đỏ (mg/l)

Độ hấp thụ quang (A) ban

đầu Độ hấp thụ quang A sau khi hấp phụ Nồng độ dung dịch sau khi hấp phụ (mg/l) Hiệu suất hấp phụ ( % ) 100 0,495 0,22 54 46 200 0,89 0,35 90 55 300 1,38 1,17 250 16,67

400 1,82 1,56 347 13,25

500 2,5 2,34 485 3

Từ kết quả bảng 3.8 và hình 3.8 ta thấy đối với dung dịch metyl đỏ có nồng độ 100 mg/l và 200 mg/l thì khả năng hấp phụ của than hoạt tính với các dung dịch này là khá cao, đạt hiệu suất hấp phụ là H=46% và H=55%. Đối với các nồng độ metyl đỏ tăng dần từ 300 mg/l đến 500 mg/l thì khả năng hấp phụ giảm dần do đối với các khả năng hấp phụ với các nồng độ tăng dần thì khả năng hấp phụ của than đối với các dung dịch đạt giá trị hấp phụ cân bằng có nghĩa là khả năng hấp phụ tối đa của nó chỉ ứng với các nồng độ dung dịch 100 mg/l và 200 mg/l hoặc bên cạnh đó lượng than đưa vào và thời gian hấp phụ chưa đủ để nó hấp phụ tốt với các dung dịch có nồng độ cao hơn.

Một phần của tài liệu Phương pháp điều chế than hoạt tính (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w