L ỜI NÓI ĐẦU
6.5. Phương án vận hành hệ thống
a. Lúc bình thường
- Thông thường, 03 chiller sẽ hoạt động kèm 03 bơm nước tải lạnh No.1, No.2 , No.3 theo từng cặp một độc lập với nhau và được đấu chung vào hệ thống.
Trình tựưu tiên mỗi cặp hoạt động sẽđược đảo lại sau mỗi thời gian ba tháng hoặc sáu tháng. 1 bơm nước tải lạnh được dùng để dự phòng trong trường hợp có sự cố.
- Khi tải lạnh hệ thống giảm, tuỳ theo mức độ tải mà 1 chiller sẽ giảm tải hay ngừng cả 1 cặp chiller, bơm nước tải lạnh, đồng thời cụm van bybass cũng
được mở ra.
b. Khi sự cố
- Khi hệ thống có sự cố thì chỉ có một phần của bịảnh hưởng vì theo thiết kế ở đây thì 3 chiller được đấu nối với các dàn xử lý không khí FCU, AHU, qua hệ
thống ống cấp nước lạnh và hồi độc lập với nhau. Trên đường ống góp vào ống chung, các van của cụm bơm bị sự cố sẽ bị đóng lại để cách ly bơm sự cố ra sủa chữa đồng thời van của cụm bơm dự phòng sẽđược mở ra để đưa vào hoạt động.
c. Lúc sửa chữa, bảo trì hệ thống
Trường hợp cần sửa chữa các thiết bị trong hệ thống đều có van cách ly để
sửa chữa mà không cần can thiệp vào toàn bộ hệ thống. Các thiết bị không và chưa bị hỏng vẫn hoạt động bình thường.
6.5.2. Bảo vệ an toàn hệ thống
a. Bảo vệ an toàn mô tơ
Hệ thống điện động lực được lấy từ nguồn 380V/3pha/50Hz của toà nhà. Toàn bộ nguồn cung cấp cho mạch điều khiển có bộ phận bảo vệđiện áp. Tất cả các môtơ có công suất lớn được khởi động theo kiểu Y/ đảm bảo dòng khởi động trong phạm vi cho phép.
- Tất cả các thiết bị điện đều được bảo vệ quá tải, bảo vệ mất pha, chống chạm đất.
- Việc tính toán, lựa chọn thiết bị điện( như áp tômát bảo vệ ngắn mạch, công tắc tơ điều khiển, rơle nhiệt bảo vệ quá tải, cáp điện, tủ điện,..).Tuân theo tiêu chuẩn quốc tếđảm bảo an toàn và có hệ số dự trữ.
b. Bảo vệ an toàn áp lực
- Tất cả các máy làm lạnh nước đều được trang bị công tắc bảo vệ áp lực cao, công tắc áp lực thấp, công tắc bảo vệ áp suất dầu.
- Đường đẩy hệ thống ra cao áp đều được trang bị van an toàn đã được kiểm
định bởi cơ quan có chức năng.
c. Bảo vệ an toàn nhiệt độ dầu bôi trơn
- Dàn bay hơi làm lạnh nước được bảo vệ nhiệt độ thấp, chống đóng băng làm nứt vỡ đường ống.
- Các máy làm lạnh nước có trang bị công tắc áp suất dầu để bảo vệ an toàn cho áp suất dầu cho máy nén.
6.5.3. Phương án tựđộng điều khiển
- Bộ cảm biến nhiệt độ trong phòng sẽđiều khiển việc đóng mở van điện từ
cấp nước lạnh cho dàn để điều chỉnh nhiệt độ trong phòng hay nhiệt độ gió cấp. Công tắc điều chỉnh tốc độ quạt gió của dàn quạt sẽđiều chỉnh tốc độ gió thổi như
mong muốn.
- Khi lưu lượng nước lạnh cấp giảm do phụ tải lạnh giảm, Chiller sẽ giảm tải. Khi phụ tải lạnh giảm nhiều, Chiller giảm tải đồng thời van tuần hoàn bypass mở ra để duy trì áp lực trên đường ống nước lạnh.
- Khi tải lạnh cắt hoàn toàn, tuần tự Chiller ngừng, sau đó các bơm nước lạnh tương ứng sẽ ngừng.
- Hệ thống điều khiển vi xử lí trung tâm của máy lạnh sẽ kiểm tra, hiển thị
tình trạng vận hành của hệ thống đồng thời tự động điều khiển, bảo vệ hệ thống. Các lỗi sự cố khi vận hành sẽđược hiển thị và bảo vệ ngừng hệ thống cho đến khi sự cốđược khắc phục.
6.6. Các công việc bảo trì hệ thống Water Chiller bao gồm.
1. Chiller .
STT Hạnh mục công việc 12
tháng
1 Kiểm tra trung tâm điều khiển hiển thị số x
2 Kiểm tra áp suất dầu, mức dầu trong bình gom dầu x
3 Kiểm tra áp suất, nồng độ nước lạnh / điều kiện thiết kế x 4 Kiểm tra nhiệt độ ngưng tụ, nồng độ đầu đẩy máy nén x
5 Kiểm tra dòng, điện áp đầu vào máy nén x
6 Kiểm tra các dấu hiệu bám bẩn, đóng cáu cặn của ống dàn lạnh, ống dàn ngưng
x
7 Kiểm tra dầu máy nén, thay dầu nếu bị hút ẩm hay bị bẩm từ
bên ngoài vào, thay dầu theo định kỳ số giờ vận hành
x
8 Kiểm tra rò rỉ hệ thống ga x
9 Kiểm tra áp trần, nồng độ vận hành hệ thống ga x
10 Kiểm tra và thay nõi lọc dầu
11 Thay độ lọc ẩn của HT hồi đầu x
12 Xả và thay đầu trong hộp gom dàu máy nén x
13 Bình ngưng và bình bốc hơi - Kiểm tra và xúc lọc nước
- Kiểm tra và vựê sinh đường ống trong bình
x
14 Kiểm tra HT điều khiển và cắt an toàn, phụ kiện hệ thống trên máy
x
15 Mô tơ nén :
- Vệ sinh, thông thoáng gió vào cuộn dây Mô tơ :
- Kiểm tra cách điện cuộn dây, cuộn dây với vỏ
- Kiểm tra, bôi trơn bạc đầu trục
2. Bơm nước :
STT Hạnh mục công việc 12 tháng
1 Kiểm tra áp suất, lưu lượng, nồng độ nước làm việc/ Điều kiện thiết kế
x
2 Kiểm tra dòng, điệ áp đầu vào mô tơ bơm x
3 Kiểm tra độđồng trục khớp nối giữđầu bơn và động cơ
4 Kiểm tra khả năng lan truyền rung động
5 Kiểm tra chiều quay động cơ x
6 Mô tơ bơm nước :
- Vệ sinh, thông thoáng gió vào cuộn dây mô tơ
- Kiểm tra cách điện cuộn dây, cuộn dây với vỏ
- Kiểm tra,bôi trơn bạc đầu trục theo điịnh kỳ hoặc khi cần thiết
- Thay thế bạc theo định kỳ
x
3. Quạt gió :
STT Hạnh mục công việc 12 tháng
1 Kiểm tra áp suất, lưu lượng làm việc / điều kiện thiết kế x
2 Kiểm tra dòng, điệ áp đầu vào mô tơ quạt x
3 Kiểm tra chiều quay động cơ x
4 Mô tơ quạt :
- Vệ sinh, thông thoáng gió vào cuộn dây mô tơ
- Kiểm tra cách điện cuộn dây, cuộn dây với vỏ
- Kiểm tra,bôi trơn bạc đầu trục theo điịnh kỳ hoặc khi cần thiết
- Thay thế bạc theo định kỳ
4. FCU, AHU :
STT Hạnh mục công việc 12 tháng
1 Kiểm tra áp suất, lưu lượng, nồng độ nước làm việc/ Điều
kiện thiết kế x
2 Kiểm tra áp suất, lưu lượng gió làm việc / điều kiện thiết kế x 3 Kiểm tra máng nước xả : khả năng thoát nước, đọng xương x 4 Kiểm tra khả năng làm việc của của các nối mềm, chống
rung x
5 Kiểm tra lọc gió đầu hút, vệ sinh và thay thế khi cần thiết x
6 Kiểm tra dòng, điện áp đầu vào mô tơ quạt x
7 Kiểm tra chiều quay động cơ x
8 Mô tơ quạt :
- Vệ sinh, thông thoáng gió vào cuộn dây mô tơ
- Kiểm tra cách điện cuộn dây, cuộn dây với vỏ
- Kiểm tra,bôi trơn bạc đầu trục theo điịnh kỳ hoặc khi cần thiết
- Thay thế bạc theo định kỳ
x
5. Hệ thống điện :
STT Hạnh mục công việc 12 tháng
1 Kiểm tra độ chính xác của trang bị hiển thị,đo lường trong hệ
thống bằng dụng cụđo chính xác bên ngoài x
2 Kiểm tra độ cách điện của các thiết bị,hệ thống x
3 Kiểm tra không tải khả năng đóng cắt của các thiết bị x
4 Vệ sinh, thông thoáng các tủđiện động lực x
Tài Liệu Tham Khảo
1. Nguyễn Đức Lợi (2007) Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí,
NXB Khoa học và kỹ thuật .
2. Lê Chí Hiệp (2001) Kỹ thuật điều hòa không khí, NXB Khoa học và kỹ
thuật.
3. Võ Chí Chính – Đinh Văn Thuân (2002 ) Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí hiện đại, NXB khoa học kỹ thuật .
4. Nguyễn Đức Lợi (2008) Giáo trình kỹ thuật lạnh, NXB Bách Khoa Hà Nội .
5. Trần Thanh Kỳ (1995) Máy Lạnh, NXB Giáo Dục .
6. Tiêu chuẩn Sinhgapo CP13 năm 1999.
7. Tiêu chuẩn anh BS 5588 – 1978.
8. Tiêu chuẩn Viêt Nam TCVN 2622-1995.