Vị trí của Thủ tướng Chính phủ trong quan hệ với Chính phủ

Một phần của tài liệu công chức bảo hiểm xã hội việt nam năm 2011 phần quản lý nhà nước (Trang 25)

Thủ tướng giữ vị trí trung tâm trong cơ cấu hành pháp. Quá trình phát triển các nhà nước cho thấy vai trò thực tế của quyền hành pháp ngày càng được phát huy xuất phát từ đòi hỏi của xã hội. Về nguyên tắc, hoạt động của bất kỳ một thiết chế quyền lực nào cũng phải được thực hiện trên cơ sở tinh thần hợp hiến, hợp pháp và cả hợp lý. Riêng với cơ quan hành pháp, “tính quyết đoán và dám chịu trách nhiệm” được nhấn mạnh(1). Vai trò trung tâm của người đứng đầu hành pháp thể hiện trước hết ở vị thế thủ lĩnh trong toàn bộ cơ cấu hành chính nhà nước, ở quyền điều hành bộ máy hành pháp từ trung ương tới địa phương, ở quyền đưa ra quyết định cuối cùng về những vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước, ở bản lĩnh

khi giải quyết các vấn đề đột xuất hay trong tình trạng đặc biệt và tập trung hơn cả là chế độ trách nhiệm cá nhân trước các cơ quan có thẩm quyền về toàn bộ kết quả hoạt động của hệ thống hành pháp.

Theo Hiến pháp Việt Nam, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Về mối quan hệ giữa Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, Hiến pháp quy định: Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng (Điều 110). Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực, ngành mình phụ trách (Điều 117). Mặc dù đã được thiết kế với nỗ lực đáp ứng yêu cầu, xu hướng cá thể hoá trách nhiệm, song các quy định hiện nay của Hiến pháp vẫn cho cảm giác rằng quyền hành pháp do một tập thể gánh vác, chịu trách nhiệm và vai trò cá nhân người đứng đầu Chính phủ chưa thật sắc nét.

Quan điểm “quyền hành pháp tối cao chỉ được giao cho một người đảm nhiệm với một nhiệm kỳ vừa đủ và người đó phải chịu trách nhiệm trước Quốc dân hoặc trước Nghị viện do dân bầu ra” dẫn đến luận điểm “phải tạo thêm cơ sở pháp lý để bảo đảm tính quyết đoán và tính dám chịu trách nhiệm của Thủ tướng - người đứng đầu hành pháp của Nhà nước Việt Nam”(2).

2. Vị trí của Thủ tướng trong quan hệ với các thiết chế quyền lực

Thủ tướng và Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp, Thủ tướng là đại biểu Quốc hội, do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. “Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước” (Điều 110). Cùng lúc đó, Hiến pháp (Điều 109) quy định: “Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”. Như vậy, hình thành chế độ trách nhiệm tương tự như nhau ứng với hai chủ thể: một là tập thể Chính phủ, trong đó có Thủ tướng và chủ thể khác là cá nhân người đứng đầu Chính phủ.

Thủ tướng và các cơ quan nhà nước khác. Cơ cấu quyền lực nhà nước được Hiến pháp xác định gồm ba quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nguyên lý chủ quyền nhân dân và tính đại diện dẫn đến sự thừa nhận chung về tính trội của quyền lập pháp. đối với Chính phủ, Quốc hội thực hiện các quyền hạn quan trọng là quyết định thành phần và giám sát hoạt động. Để thực hiện thẩm quyền mang tính truyền thống này, đương nhiên phải có cơ chế về chế độ báo cáo và trách nhiệm của Chính phủ trước cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trong bối cảnh hoạt động của Chính phủ ngày càng mở rộng về phạm vi, khó định lượng thật chi tiết về nội dung và hết sức nhanh nhạy, linh hoạt trong mọi tình huống thì giám sát của Quốc hội càng cần đẩy mạnh và tăng tính hiệu quả.

Thủ tướng và nhân dân. Bên cạnh giám sát mang tính quyền lực nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chịu sự giám sát của nhân dân, các tổ chức đoàn thể nhân dân. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, đại diện cho ý chí, nguyện vọng cho nhân dân cả nước, Thủ tướng thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. Với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.

Câu 15 : Hãy nêu cơ cấu tổ chức cơ quan hành chính thẩm quyền riêng? Nêu vị trí pháp lý của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân.

Căn cứ vào phạm vi thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được phân chia thành: Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.

Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn: là các cơ quan quản lý theo ngành hay theo chức năng, hoạt động trong một ngành hay một lĩnh vực nhất định và là cơ quan giúp việc cho cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung.

+ ở trung ương có các cơ quan sau: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; + ở địa phương có các cơ quan : các Cục, Sở, Phòng, Ban.

* Bộ, cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Bộ) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

B, cơ quan ngang b là cơ cu t chc ca Chính ph

- Điều 22 Luật tổ chức Chính phủ năm 2002 quy định: Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan

Một phần của tài liệu công chức bảo hiểm xã hội việt nam năm 2011 phần quản lý nhà nước (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)