Nguyên lí hoat động chung
Khí chứa bụi được làm sạch khi đi qua môi trường điện trường giữa các hàng điện cực. Hàng cực thu được treo trên vỏ lọc bụi nằm song song với dòng khí, tích điện (+). Các cực phóng được treo giữa các cực thu và các cực phóng được lắp vào một khung và cách điện với phần còn lại của thiết bị lọc, tích điện(-). Nó làm các hạt bụi ion hoá và tích điện (-) nhờ thế các hạt bụi bị hút về các cực (+) và bị giữ lại ở đó. Sau một thời gian lượng bụi tích tụ dày người ta tiến hành dũ bụi và tách chúng ra ngoài.
Hình 1.15. Thiết bị lọc bụi bằng điện
Tùy vào cấu tạo lọc bụi tĩnh điện có các dạng sau: Kiểu ống, kiểu tấm bản, kiểu một vùng (một giai đoạn), kiểu hai vùng (hai giai đoạn).
Hiệu quả lọc bụi phụ thuộc vào kích thước hạt bụi, cường độ dòng điện và thời gian hạt bụi nằm lại trong thiết bị.
28
Ưu & khuyết điểm
- Ưu điểm:
+ Hiệu suất thu hồi bụi cao.
+ Có thể thu hồi bụi kích thước nhỏ (d < 0.1m , với nồng độ lớn (5.107mg/m3).
+ Có thể tự động hoá hoàn toàn khâu vận hành. + Chịu nhiệt độ đến 500oC.
+ Có thể làm việc với áp suất cao hay áp suất chân không. - Khuyết điểm:
+ Chi phí vận hành cao.
+ Vì tính chất nhạy cảm nên chúng khó xử lí bụi có nồng độ bụi thay đổi lớn.
+ Khi thay đổi nhỏ các thông số cũng dẫn đến sự thay đổi hiệu suất lớn. + Chi phí chế tạo cao, phức tạp hơn các thiết bị khác.
+ Không thể sử dụng trong dây chuyền xử lí không khí có chứa chất cháy nổ.
29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU