Để đánh giá trực quan khả năng hấp phụcủa than thu được chúng tôi tiến hành so sánh khả năng hấp phụ của than điều chế so với than hoạt tính Trung Quốc. Trong
thí nghiệm này chúng tôi dùng mẫu nung ở 8500C trong 120 phút và hoạt hóa ở
7500C trong 90 phút , pH = 7. Tiến hành khảo sát với hai dung dịch metyl đỏ và
metyl xanh có nồng độ 500mg/l, khối lượng than hoạt tính sử dụng là 0,1 gam, thể tích dung dịch chất bị hấp phụ là 15ml, thời gian hấp phụ là 10 phút. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.13 và 3.14.
Bảng 3.13: Độ hấp phụ quang sau khi hấp phụ của than hoạt tính điều chế và than
hoạt tính Trung Quốc
Dung dịch quang A ban đầuĐộ hấp thụ Độ hấp thụ quangA của than hoạt tính điều chế
Độ hấp thụ quang A của than hoạt tính Trung Quốc
Metyl xanh 2,5 1,536 0,956
Metyl đỏ 2,5 2,07 0,062
Bảng 3.14:Nồng độ và hiệu suất hấp phụ của than hoạt tính điều chế và than hoạt tính Trung Quốc
Dung dịch
Nồng độ sau khi hấp phụ của than hoạt
tính điều chế ( mg/l ) Hiệu suất hấp phụ của than hoạt tính điều chế ( % ) Nồng độ sau khi hấp phụ của than hoạt
tính Trung Quốc ( mg/l) Hiệu suất hấp phụ của than hoạt tính Trung Quốc ( % ) Metyl xanh 305 39 185 63
Kết quả cho thấy khả năng hấp phụ của than hoạt tính điều chế thấp hơn so với than hoạt tính Trung Quốc. Với dung dịch metyl xanh than hoạt tính điều chế có hiệu suất hấp phụ gần bằng 2/3 than hoạt tính Trung Quốc, với metyl đỏ thì hiệu suất hấp phụ của than hoạt tính điều chế được là khá thấp so với than hoạt tính Trung Quốc. Có thể do than hoạt tính điều chế được có diện tích bề mặt thấp hơn so với than hoạt tính Trung Quốc. Tuy nhiên cần tính toán bài toán kinh tế để có thể sử dụng than hoạt tính điều chế từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có để giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường.