Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 27, một số khuyến nghị được đưa ra là: Một là, cần phải hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức khoa học xã hội và nhân văn
Hai là, cần phải thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức khoa học xã hội và nhân văn
- Khuyến khích người lao động thu nhập chính đáng bằng chất xám - Đảm bảo chế độ khen thưởng hợp lý cho người lao động
- Đặc biệt quan tâm đến lợi ích tinh thần của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn. Ba là, cần phải tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức khoa học xã hội và nhân văn
- Đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục đại học và sau đại học - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học và sau đại học
- Xây dựng chiến lược lâu dài về đào tạo nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn - Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng và hội thảo khoa học cho đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn
Bốn là, cần phải đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội của trí thức khoa học xã hôi và nhân văn
Năm là, cần nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn
- Tăng cường vai trò và sự lãnh đạo của Đảng
- Đổi mới sự quản lý của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Trên đây một số khuyến nghị có thể thực hiện trong quá trình xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ này. Việc thực hiện các khuyến nghị trên đòi hỏi phải thực hiện thống nhất, đồng bộ và có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như những nỗ lực của cơ quan Trung ương và đội ngũ trí thức. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước cần đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn ở trong nước và quốc tế, có sự đãi ngộ và tôn trọng xứng đáng để phát huy được nguồn lực trí tuệ to lớn của đội ngũ trí thức trong vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.