Tiến trình nghiên cứu đưa một thuốc mới vào sử dụng

Một phần của tài liệu bài giảng hóa dược (Trang 27)

Để đưa một thuốc mới vào sử dụng trong điều trị phải trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu, kết hợp nhiều ngành khoa học (hóa học, vật lý, sinh học, dược học, y học,…), thời gian thực hiện cũng dài (5-7 năm), kinh phí tốn kém (hàng chục đến hàng trăm triệu USD), hàng nghìn chất mới có được một chất (5-10 nghìn chất).

Tiến trình nghiên cứu bao gồm:

1.4.1. Nghiên cứu về mặt hóa học, điều chế ra hoạt chất

- Trên cơ sở liên quan cấu trúc và tác dụng sinh học điều chế ra các chất - Xác định đặc tính vật lý, hóa học

- Tinh chế đạt tiêu chuẩn dược dụng - Nguồn nguyên liệu để điều chế:

+ Từ động vật (tuyến thượng thận adrenalin trợ tim) và cortison (chống viêm), từ tuyến yên ở não  hormon ACTH (chống viêm), từ dầu gan cá  Vitamin A + D)

+ Từ hóa chất: đi từ dầu khí  tổng hợp ra 85-90% hoạt chất làm thuốc 1.4.2. Nghiên cứu thử tác dụng sinh học (hoạt tính)

- Thử trong ống nghiệm (in vitro)

- Thử trên động vật thực nghiệm (in vivo) + Thử tác dụng

+ Thử độc tính (cấp, trường diễn) + Thử về số phận thuốc

+ Thử xác định liều dùng - Thử tiền lâm sàng

Chú ý: Sự khác nhau giữa động vật và người. 1.4.3. Thử độc tính - Độc tính trong thuốc là gì? - Độc tính cấp - Độc tính trường diễn, mãn tính 1.4.4. Thử tác dụng dược lực - Thử tác dụng dược lý để xem chất có tác dụng gì? - So sánh tác dụng đó với một thuốc đã biết

- Thử nghiệm để xác định liều có tác dụng? Nồng độ tác dụng? 1.4.5. Nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoạt chất thuốc

- Nghiên cứu xem thuốc có tác dụng trong cơ thể như thế nào? - Tác dụng chi phối của thuốc tới các phản ứng enzim như thế nào? - Vị trí tác dụng của thuốc? Thuốc tác dụng ở đâu?

+ Thuốc đặc trị (liều nhỏ)

+ Thuốc không đặc trị (liều lớn)’

1.4.6. Nghiên cứu hấp thu, phân bố chuyển hóa và thải trừ của thuốc trong cơ thể - Cách đưa thuốc vào cơ thể

- Nghiên cứu số phận thuốc trong cơ thể (từ hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ)

1.4.7. Nghiên cứu xác định liều dùng của thuốc Các khái niệm về liều:

- Liều tối thiểu có tác dụng (dosis effective minimum) DE - Liều có tác dụng điều trị (dosis curative) DC

- Liều tối đa cơ thể còn chịu đựng được (dosis toleration) DT - Liều độc (dosis toxica) Dt

- Liều gây chết 50% (dosis letalis 50%) DL50

- Liều chết (dosis letalis) DL

- Chỉ số điều trị = DC/DT, giới hạn tác dụng DC-DT 1.4.8. Nghiên cứu dạng bào chế

- Dạng bào chế có ảnh hưởng gì tới tác dụng? - Có những dạng bào chế gì?

1.4.9. Nghiên cứu điều trị bệnh của thuốc trên lâm sàng - Nghiên cứu tiền lâm sàng làm gì?

- Nghiên cứu lâm sàng là gì?

- Tại sao phải nghiên cứu tiền lâm sàng?

1.4.10. Hoàn thiện các thủ tục xin cấp phép lưu hành thuốc Nội dung xin cấp giấy phép lưu hành gồm những gì? + Bản quyền sở hữu

+ Các phương pháp kiểm tra

+ Các kết quả thử nghiệm tác dụng sinh học dược lực, dược lý, độc tính, tác dụng phụ, liều dùng, cơ chế tác dụng, chuyển hóa,…

+ Dạng bào chế và phiếu đánh giá chất lượng + Kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng

1.4.11. Thử lâm sàng

CHƯƠNG 2: CÁC THUỐC TÁC DỤNG LÊN HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

2.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NÓ.

 Đặc điểm của các động vật bậc cao: có hệ thần kinh phát triển.

+ Hệ thần kinh điều hành mọi hoạt động, đảm bảo sự cân bằng đối với môi trường. + Hệ thần kinh điều tiết các phản xạ, điều hành mọi hoạt động của cơ thể.

+ Vị trí của hệ thần kinh trung ường: nằm ở não (đại não, hành não, tiểu não và tủy sống).

+ Sự phân vùng theo nhiệm vụ của hệ thần kinh trung ương.  Chu kì hoạt động của thần kinh:

+ Tiếp nhận kích thích (thần kinh ngoại biên). + Chuyển tín hiệu về thần kinh trung ương.

+ Xử lý thông tin, phát ra phản xạ mới phù hợp, phản xạ có thể có ý thức và vô ý thức (vô thức).

Một phần của tài liệu bài giảng hóa dược (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)