MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học (Trang 27 - 29)

1. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phổ biến theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh học sinh

Các phương pháp dạy học thuyết trình (giảng giải, giảng thuật, diễn giảng), đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan,... hiện nay được sử dụng phổ biến trong dạy học ở các trường phổ thông. Về bản chất, hoạt động dạy học trong các phương pháp này diễn ra theo kiểu giải thích - minh hoạ, hay thông báo - thu nhận, tác dụng phát triển tính tích cực, chủ động của học sinh không cao. Hoạt động nhận thức của học sinh diễn ra ở mức thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện. Để khắc phục nhược điểm thụ động trong học tập, giáo viên dựa vào vốn tri thức, kĩ năng và khả năng học tập của học sinh, đề ra các bài tập hay nhiệm vụ phù hợp, có nâng cao hơn so với khả năng hiện có của học sinh, đòi hỏi các em phải có một sự cố gắng trong học tập, nỗ lực về trí tuệ để hoàn thành. Nhờ vậy, tư duy được phát triển, tính tích cực học tập được đề cao. Một cách cụ thể, sử dụng các PPDH phổ biến theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đòi hỏi giáo viên bên cạnh nhiệm vụ truyền thụ tri thức cho học sinh, phải chú trọng nêu các câu hỏi nhận thức để thu hút sự chú ý và kích thích tư duy của học sinh, giao cho học sinh các bài tập nhỏ, vừa sức, giải quyết nhanh trong thời gian ngắn ở trong lớp, tạo điều kiện cho các em làm việc với phương tiện trực quan để hiểu nhanh hơn, hiểu sâu thêm kiến thức bài giảng.

2. Tích cực sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

nhận thức, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, sau đó giáo viên phối hợp cùng học sinh (hoặc hướng dẫn, điều khiển học sinh) giải quyết vấn đề, đi đến những kết luận cần thiết của nội dung học tập. Phương pháp giải quyết vấn đề được tiến hành theo một trình tự gồm: đặt vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận.

Dạy học giải quyết vấn đề không phải chỉ sử dụng đối với tiết bài mới trên lớp, mà còn được sử dụng để củng cố, ôn tập và học bài ở nhà của học sinh. Dạy học giải quyết vấn đề có thể thực hiện xen kẽ hay kết hợp với các phương pháp dạy học khác. Ngoài ra, dạy học giải quyết vấn đề cũng có thể chỉ sử dụng trong một số nội dung của bài, không nhất thiết phải sử dụng toàn bài.

3. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đề cao chủ thể nhận thức của học sinh, gồm có:a) Khảo sát, điều tra (hay Nghiên cứu), là phương pháp trong đó, căn cứ vào vấn đề được đặt ra và dựa vào cơ sở a) Khảo sát, điều tra (hay Nghiên cứu), là phương pháp trong đó, căn cứ vào vấn đề được đặt ra và dựa vào cơ sở các giả thuyết, học sinh tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau. Sau đó, tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát để xác định các giả thuyết đúng, rút ra các kết luận, nêu các giải pháp hoặc đề xuất các kiến nghị. Phương pháp khảo sát, điều tra được tiến hành theo qui trình có các bước: 1) xác định vấn đề; đưa ra các giả thuyết; 2) thu thập tư liệu, số liệu, dữ kiện thích hợp; 3) sắp xếp, phân tích số liệu, tư liệu..., hệ thống hóa; 4) đối chiếu với giả thuyết và rút ra kết luận, khái quát hóa vấn đề.

b) Thảo luận. Thảo luận là phương pháp học sinh mạn đàm, trao đổi với nhau xoay quanh một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập, hay nhiệm vụ nhận thức,...Trong phương pháp này, học sinh giữ vai trò tích cực, chủ dưới dạng câu hỏi, bài tập, hay nhiệm vụ nhận thức,...Trong phương pháp này, học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động tham gia thảo luận; giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề, gợi ý, kiến thiết và tổng kết.

c) Động não: là phương pháp học sinh được kích thích suy nghĩ, bằng cách thu thập ý kiến khác nhau về một vấn đề mà không tiến hành đánh giá, trao đổi hay bình luận ý kiến đó. Phương pháp này cho phép làm xuất hiện một đề mà không tiến hành đánh giá, trao đổi hay bình luận ý kiến đó. Phương pháp này cho phép làm xuất hiện một cách nhanh chóng một số ý kiến về một đề tài chung. Tuy tự do phát biểu, nhưng có nhiều ý kiến cùng hướng về một phía nhất định, tạo khả năng hình thành ý kiến chung. Phương pháp động não có thể thực hiện vào đầu tiết học, hoặc bắt đầu một vấn đề, một nội dung giữa bài học. Phương pháp này thực hiện theo các bước: 1) Nêu tên đề tài/chủ đề/vấn đề (có thể gắn với phương tiện trực quan) và đặt câu hỏi kích thích suy nghĩ của học sinh; 2) Yêu cầu cả lớp động não. Ghi ý kiến của mình bằng thẻ vào giấy nhỏ ghim lên bảng, hoặc từng người một trình bày ngắn gọn trước lớp ý kiến của mình. Không nhận xét, đánh giá các ý kiến đó; 3) Sau khi không còn ý kiến nữa, có thể nhóm các ý kiến lại và đánh giá khái quát về công dụng và tính khả thi.

d) Tranh luận. Trong bài học có một số vấn đề có thể làm xuất hiện hai (hoặc nhiều) cách giải quyết khác nhau. Giáo viên có thể nêu ra các khả năng giải quyết, sau đó đặt câu hỏi chung cho toàn lớp và lấy ý kiến (bằng cách đ- Giáo viên có thể nêu ra các khả năng giải quyết, sau đó đặt câu hỏi chung cho toàn lớp và lấy ý kiến (bằng cách đ- ưa tay) để phân loại số em theo cách này, số em theo cách khác. Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi “Tại sao em chọn cách này mà không chọn cách khác?” để học sinh theo cách khác nhau tranh luận với nhau.

e) Đóng vai là phương pháp được đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giả định, mà trong đó, các tình thế trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện thành những hành động có tính kịch. Trong vở kịch này, các vai khác trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện thành những hành động có tính kịch. Trong vở kịch này, các vai khác nhau do chính học sinh đóng và trình diễn. Các hành động có tính kịch được xuất phát từ chính sự hiểu biết, óc t- ưởng tượng và trí sáng tạo của các em, không cần phải qua tập dượt hay dàn dựng. Phương pháp đóng vai được tiến hành theo các bước: 1) tạo không khí để đóng vai; 2) lựa chọn vai; 3) các vai trình diễn. 4) Nếu thấy ý đồ của mình đã được thực hiện, thì giáo viên có thể cho ngừng diễn, sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận về các cách giải quyết vấn đề của vai diễn và đánh giá vở diễn.

4. Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh

Các phương tiện dạy học chứa trong bản thân nó dưới dạng vật chất cả hình ảnh bên ngoài lẫn những dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các đối tượng học tập, nhờ các thao tác tư duy của học sinh, các đặc điểm đó “lộ” hẳn ra bên ngoài. Như vậy, phương tiện dạy học thực sự là nguồn tri thức, đòi hỏi một sự khám phá, tìm tòi của người học. Từ đó dẫn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học cũng phải theo hướng mới: đó là xem chúng như công cụ để giáo viên tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh, đồng thời xem chúng là nguồn tri thức để học sinh tìm tòi, khám phá, rút ra những nội dung cần thiết cho nhận thức của mình.

vào nhà trường và trở thành các phương tiện dạy học có tác dụng cao. Một mặt, chúng góp phần mở rộng các nguồn tri thức cho học sinh, giúp cho việc lĩnh hội tri thức của các em nhanh chóng hơn với một khối lượng tri thức đa diện và to lớn; mặt khác, chúng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên THPT. Một khi học sinh có khả năng nhanh chóng thu nhận được kiến thức từ các nguồn khác nhau, thì việc thuyết giảng của giáo viên theo kiểu thông báo - thu nhận trở nên không cần thiết, phương pháp dạy học phải chuyển đến việc tổ chức cho học sinh khai thác tri thức từ các nguồn khác nhau, chọn lọc hệ thống hóa và sử dụng chúng. Như vậy, phương tiện dạy học hiện đại tạo điều kiện rộng rãi cho dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.

5. Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt

Trong dạy học ở trường phổ thông có nhiều hình thức tổ chức khác nhau, như: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp, dạy học ngoài trời, trò chơi học tập, tham quan, khảo sát địa phương, ngoại khóa,... Mỗi hình thức tổ chức dạy học có chức năng và ý nghĩa khác nhau đối với việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học đòi hỏi phải phối hợp chúng một cách linh hoạt.

6. Kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, đánh giá trong dạy học

- Một bài kiểm tra cần đạt các yêu cầu sau: 1) Nội dung kiểm tra là những kiến thức và kĩ năng cơ bản, trọng tâm của bài, chương, có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh; 2) Chú trọng cả kiến thức, kĩ năng, thái độ. Trong kiến của bài, chương, có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh; 2) Chú trọng cả kiến thức, kĩ năng, thái độ. Trong kiến thức, có cả câu hỏi sự kiện, kiểm tra trí nhớ và câu hỏi suy luận; 3) Độ khó của bài phù hợp với chuẩn đánh giá của môn học, nội dung bài làm phù hợp với thời lượng qui định; 4) Có sự phân hóa học sinh, tạo cơ hội bộc lộ sự sáng tạo của các em.

- Tùy mục đích, đối tượng và điều kiện, có các hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau: quan sát, câu hỏi kiểm tra (kiểm tra nói, kiểm tra viết), bài tập, học sinh tự đánh giá, thực hành, trắc nghiệm khách quan. (kiểm tra nói, kiểm tra viết), bài tập, học sinh tự đánh giá, thực hành, trắc nghiệm khách quan.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học (Trang 27 - 29)