Hút thuốc lá

Một phần của tài liệu Cơ cấu loại hình giải trí của thanh niên so sánh nhóm đi học và nhóm đi làm (Trang 83)

7. Mô hình các mối quan hệ

2.3.3.Hút thuốc lá

Việt Nam ngày càng có nhiều người trẻ hút thuốc lá, đặc biệt là trong lứa tuổi thanh thiếu niên . Cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Viê ̣t Nam lần thứ nhất (SAVY1) năm 2003-2004 có dành một phần đề cập đến vấn đề hút thuốc lá trong thanh thiếu niên. Theo đó, qua tiếp cận khoảng 500 ý kiến từ thanh thiếu niên cho th ấy tỉ lệ hút thuốc trong độ tuổi từ 14-25 là 43,6% ở nam và 1,2% ở nữ, tỉ lệ hút tăng theo tuổi. 16,9 là độ tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc lá . 71,7% nam thanh niên đã hút thuốc vẫn tiếp tục hút (vào thời điểm điều tra)9.

Lý do phổ biến nhất của việc bắt đầu hút thuốc là “vì các bạn em đều hút” (54%). Trong nhóm tuổi 14-17, có nhiều nam thanh niên nông thôn (57,2%) bị ảnh hưởng bởi bạn bè hơn là nam thanh niên ở khu vực thành thị (42,5%). Có 13% nam thanh niên cho biết họ bắt đầu hút thuốc “vì cảm thấy quá căng thẳng” và 11,3% bắt đầu hút do “mọi người xung quanh đều hút”. Chỉ có 3,4% nam thanh niên cho biết bắt đầu hút thuốc để chứng tỏ mình là người lớn. Có 98,1% nam thanh niên trong cuộc điều tra cho biết có thể mua được thuốc lá “dễ dàng”. Mặc dù luật pháp hiện hành cấm bán thuốc lá cho trẻ em dưới 16 tuổi, nhưng thực tế điều luật này chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Hiện nay môi trường ở Việt Nam vẫn là một môi trường khá thuận lợi và dễ dàng để nam thanh thiếu niên tiếp cận và hút thuốc lá. Hơn một nửa (57,8%) thanh niên hút thuốc lá cho biết có cha hút

9

thuốc, và đây có thể là hình mẫu của họ. 20% thanh niên có anh trai hút thuốc, trong khi đó chỉ có rất ít (3%) có mẹ hút thuốc. Rõ ràng môi trường xung quanh và những mẫu hình có ảnh hưởng tới hành vi hút thuốc của thanh thiếu niên, mặc dù điều này dường như không đúng khi xét từ khía cạnh giới vì nữ thanh thiếu niên cũng sống và làm việc trong môi trường có rất nhiều người hút thuốc lá xung quanh nhưng họ không hình thành thói quen này. Nam thanh niên cho biết họ bị ảnh hưởng từ bạn bè về hành vi hút thuốc cả mặt tích cực và tiêu cực. Ảnh hưởng tiêu cực thường được biết đến như là sự dụ dỗ của nhóm bạn bè khiến thanh thiếu niên có hành vi có hại cho sức khỏe (trường hợp này là hút thuốc). Ảnh hưởng tích cực là trường hợp bạn bè trong nhóm khuyến khích nhau tránh những hành vi không tốt như hút thuốc lá10.

Theo kết quả điều tra của chúng tôi , tuy chỉ có 22% số thanh niên đươ ̣c hỏi có hút thuốc lá trong thời gian rỗi với các mức đô ̣ khác nhau , nhưng tỷ lê ̣ thanh niên hút thuốc la ̣i rải rác ở tất cả các nhóm nghề nghiê ̣p , ngay cả nhóm thanh niên là ho ̣c sinh phổ thông cũng cho rằng ho ̣ có hút thuốc lá trong thời gian rỗi .

Bảng 29: Mối liên hê ̣ giữa nghề nghiê ̣p với viê ̣c hút thuốc lá của thanh niên (%) Hút thuốc lá Tổng Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên Học sinh phổ thông 93,3 3,1 1,8 1,0 0,8 100

Sinh viên trung cấp, cao đẳng, ĐH 84,1 6,1 4,7 3,3 1,8 100 Công nhân 69,8 6,1 11,3 9,5 3,4 100 Nông dân 78,5 1,5 7,7 9,2 3,1 100 Thợ thủ công 56,8 10,8 21,6 8,1 2,7 100 Cán bộ công chức nhà nước 69,5 6,0 13,8 8,5 2,1 100 Kinh doanh buôn bán 65,2 8,0 9,8 12,5 4,5 100

Kết quả điều tra cho thấy nghề nghiê ̣p của thanh niên có liên quan đến việc hút thuốc lá của họ trong thời gian rỗi 11

. Nhìn bảng số liệ u trên ta có thể thấy nhóm thanh niên đi làm có mức độ “thường xuyên” hút thuốc lá trong thời gian rỗi nhiều hơn nhóm thanh niên còn đang đi ho ̣c (Trong số những thanh niên là thợ thủ công được hỏi có 32,4% thườ ng xuyên /thỉnh thoảng hút thuốc lá trong thời gian rỗi , mứ c đô ̣ này ở nhóm thanh niên làm kinh doanh buôn bán là 26,8%). Những thanh niên còn là ho ̣c sinh hay là sinh viên do vẫn còn chi ̣u sự kiểm soát của bố me ̣ , ngườ i thân , nhà trường… nên mức đô ̣ hút thuốc lá của ho ̣ thấp hơn so với nhóm thanh niên đã đi làm.

Điều đáng quan nga ̣i ở đây là không chỉ nam thanh niên hút thuốc trong thời gian rỗi , mà vẫn có 5% nữ thanh niên được hỏi cho rằng ho ̣ có hút thuốc lá trong t hời gian rỗi . Số liệu này cho thấy hút thuốc lá hiện chưa phải là một vấn đề đáng lo ngại đối với nữ thanh thiếu niên Việt Nam. Tuy

nhiên, tại một số quốc gia láng giềng trong khu vực châu Á, với các hình ảnh quảng cáo tràn lan, mô tả nét quyến rũ và hấp dẫn của hành động hút thuốc và việc tiếp cận dễ dàng với các sản phẩm thuốc lá, tỷ lệ phụ nữ trẻ hút thuốc lá đang gia tăng nhanh chóng12. Việc ngăn chặn xu hướng này tại Việt Nam và duy trì được hành vi không hút thuốc ở nữ thanh thiếu niên như hiện nay sẽ là một thách thức lớn đối với các chiến dịch truyền thống về y tế công cộng trong tương lai.

Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 2/3 số vị thành niên hiện đang sống ở khu vực châu Á sẽ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến thuốc lá. Các kết quả nghiên cứu nêu lên việc cần bắt đầu các can thiệp trước độ tuổi 16 (nếu chúng ta muốn ngăn ngừa việc hút thuốc lá) nhưng cũng cần có can thiệp nhằm giúp những người mới hút.

Rõ ràng thu ốc lá đã làm ảnh hưởng xấu đ ến sức khoẻ của chúng ta cho nên cần giúp thanh thiếu niên b ỏ hút thuốc lá bằng cách thông tin sâu rộng về tác hại của thuốc lá lên hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá và cũng ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan giao tiếp. Chỉ bằng cách giáo dục sâu rộng về tác hại của thuốc lá lên sức khoẻ con người mớ i có tác dụng rất lớn tới sự thay đổi hành vi của thanh niên. Trong tổ chức xã hội, nhất là đoàn thanh niên, thiếu niên có cuộc vận động sâu rộng không hút thuốc lá, cần tổ chức thường xuyên liên tục mới có kết quả, ở các cơ quan, xí nghiệp cần tuyên truyền rộng rãi về tác hại của thuốc lá lên sức khoẻ mọi người, những việc làm như vậy có tác dụng đối với người nghiện thuốc sẽ có cơ hội bỏ thuốc lá, người chưa hút thuốc có cơ hội phòng tránh.

12

Một phần của tài liệu Cơ cấu loại hình giải trí của thanh niên so sánh nhóm đi học và nhóm đi làm (Trang 83)