Yêu cầu về kiến thức:

Một phần của tài liệu bộ đề thi và đáp án tham khảo thi học sinh giỏi môn văn năm học 2014-2015 (Trang 26)

Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:

* Vẻ đẹp của người phụ nữ:

- Nét đẹp nhan sắc (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Thúy Vân, Thúy Kiều trong Truyện Kiều- Nguyễn

Du).

- Nét đẹp về tài năng (Thúy Kiều trong Truyện Kiều - Nguyễn Du).

- Đẹp về tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung son sắt, khao khát hạnh phúc... (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ; Thúy Kiều trong Truyện Kiều – Nguyễn Du; Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu).

* Số phận của người phụ nữ:

- Long đong, chìm nổi; bị ép duyên, bắt đi cống cho giặc (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu).

- Vẻ đẹp và nỗi oan (Vũ Nương trong Chuyện người con gái

Nam Xương– Nguyễn Dữ).

- Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều trong

Truyện Kiều – Nguyễn Du...).

(Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong các tác phẩm để làm rõ những nội dung trên).

* Nhận định, đánh giá:

- Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những con người tài hoa nhưng bạc mệnh, bị xã hội phong kiến vuì dập.

- Các tác giả trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận của họ; lên án xã hội phong kiến bất công. . .

2,0đ

1,0đ

UBND HUYỆN LƯƠNG TÀIPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9Năm học: 2014-2015 Năm học: 2014-2015

Môn: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 150 phút

ĐỀ 2

Câu 1. (2.0 điểm)

Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều - SGK Ngữ văn 9, tập )1

Câu 2. ( 3,0 điểm)

Nhận xét cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: " Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời", Song ý kiến khác lại khẳng định: " Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo".

Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.

Câu 3 ( 5,0 điểm)

Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua bài thơ Con cò ( Chế Lan Viên), Bếp lửa ( Bằng Việt), Nói với con ( Y Phương).

( Ngữ văn 9, NXB giáo dục, 2009)

UBND HUYỆN LƯƠNG TÀIPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đề 2 Câu 1

HƯỚNG DẪN CHẤMMôn: Ngữ Văn-Lớp 9 Môn: Ngữ Văn-Lớp 9

Một phần của tài liệu bộ đề thi và đáp án tham khảo thi học sinh giỏi môn văn năm học 2014-2015 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w