Giao thức thông tin định tuyến RIP

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Kỹ Thuật Chuyển Mạch Gói kèm file thuyết trình (Trang 25)

RIP là một giao thức định tuyến miền trong được sử dụng cho các hệ thống tự trị. Giao thức thông tin định tuyến thuộc loại giao thức định tuyến khoảng cách vectơ. Giao thức sử dụng giá trị để đo lường đó là số bước nhảy (hop count) trong đường đi từ nguồn đến đích. Mỗi bước đi trong đường đi từ nguồn đến đích được coi như có giá trị là 1 hop count. Khi một bộ định tuyến nhận được 1 bản tin cập nhật định tuyến cho các gói tin thì nó sẽ cộng 1 vào giá trị đo lường bước nhảy đồng thời cập nhật vào bảng định tuyến.

RIP thực hiện việc ngăn cản vòng lặp định tuyến vô hạn bằng cách thực hiện giới hạn số đường đi cho phép trong 1 đường đi từ nguồn tới đích. Số bước nhảy tối đa trong một đường đi là 15. Nếu 1 bộ định tuyến nhận được một bản tin cập nhật định tuyến và tại đây giá trị đo lường trở thành 16 thì đích coi như là nút mạng không thể đến được. • Nhược điểm của RIP chính là: giới hạn đường kính tối đa của 1 mạng RIP là dưới 16

hops. RIP có đặc điểm hoạt động ổn định nhưng khả năng thay đổi chậm. Khi có thay đổi về cấu hình mạng, RIP luôn thực hiện chế độ chia rẽ tầng (phạm vi) và áp đặt cơ chế ngăn chặn các thông tin định tuyến sai được phát tán trong các bộ định tuyến. RIP sử dụng các bộ định thời để điều chỉnh hoạt động của mình. Bộ định thời cập nhật định tuyến theo khoảng thời gian định trước, thông thường 30s là bộ định thời lại được reset để cập nhật lại các thông tin định tuyến được gởi từ các bộ định tuyến lân cận. Điều này cũng giúp ngăn chặn sự tắc nghẽn trong mạng khi tất cả các bộ định tuyến cùng 1 thời điểm cố gắng cập nhật các bảng định tuyến lân cận. RIP có hai phiên bản là RIP1 và RIP2.

Mỗi bộ định tuyến định kỳ gửi các gói thông báo về trạng thái liên kết (LSA) để cung cấp thông tin cho các bộ định tuyến lân cận hoặc cho các bộ định tuyến khác khi một bộ định tuyến thay đổi trạng thái. Bằng việc so sánh trạng thái liên kết của các bộ định tuyến liền kề đã tồn tại trong cơ sở dữ liệu, các bộ định tuyến bị lỗi sẽ bị phát hiện ra nhanh chóng và cấu hình mạng sẽ được biến đổi thích hợp. Từ cấu trúc dữ liệu được sinh ra do việc cập nhật liên tục các gói LSA, mỗi bộ định tuyến sẽ tính toán cây đường đi

ngắn nhất của mình và tự mình sẽ làm gốc của cây. Sau đó từ cây đường đi ngắn nhất sẽ sinh ra bảng định tuyến dưới dạng cơ sở dữ liệu.

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Kỹ Thuật Chuyển Mạch Gói kèm file thuyết trình (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w